Danh mục

Tiếp tục đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam trong tiến trình hội nhập

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 977.76 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đề cập tới thực trạng hệ thống ngân hàng Việt Nam, nêu bật những thành tựu đạt được từ công cuộc tái cấu trúc, chỉ ra những khó khăn còn phải giải quyết. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra một số đề xuất, khuyến nghị nhằm đẩy nhanh tiến trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiếp tục đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam trong tiến trình hội nhập TIẾP TỤC ĐẨY NHANH QUÁ TRÌNH TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP GS.TS. Phạm Quang Trung1 TS. Nguyễn Thị Diệu Chi2 Tóm tắt Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam đã trải qua một chặng đường dài và đầy khó khăn. Sau 4 năm, công cuộc tái cấu trúc đã đem lại cho hệ thống ngân hàng Việt Nam một diện mạo mới, ổn định và bền vững hơn. Đến nay, về cơ bản, Đề án tái cấu trúc và xử lý nợ xấu theo Quyết định 254 của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2011 - 2015 đã được triển khai theo đúng mục tiêu, định hướng và lộ trình, đồng thời đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, thách thức phía trước còn rất nhiều. Bài viết đề cập tới thực trạng hệ thống ngân hàng Việt Nam, nêu bật những thành tựu đạt được từ công cuộc tái cấu trúc, chỉ ra những khó khăn còn phải giải quyết. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra một số đề xuất, khuyến nghị nhằm đẩy nhanh tiến trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới. Từ khóa: Hệ thống ngân hàng, hội nhập, tái cấu trúc 1. Đề dẫn Tại bất kỳ quốc gia nào, hệ thống ngân hàng luôn được coi là đầu tàu kinh tế, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển nền kinh tế vĩ mô. Sau gần 30 năm đổi mới đất nước, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được các chỉ số kinh tế khả quan, trong đó phải kể tới vai trò nền tảng của hệ thống ngân hàng. Cùng với những thành tựu kinh tế vĩ mô, hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới với việc đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng hoạt động, đặc biệt phát triển nhanh cả về quy mô và chất lượng dịch vụ cung ứng. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển nhanh đó, hệ thống ngân hàng Việt Nam bộc lộ nhiều vấn đề như chất lượng tài sản kém, khó khăn về thanh khoản, chất lượng lợi nhuận thấp, yếu kém về quản trị và quản lý rủi ro. Những vấn đề này nếu không được can thiệp và xử lý kịp thời sẽ có những ảnh hưởng không nhỏ tới nền 1, 2 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Email của tác giả chính: trungpq@neu.edu.vn 238 kinh tế vĩ mô nói chung và mức độ ổn định của hệ thống tài chính quốc gia nói riêng. Do vậy, công cuộc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam đã được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quản lý và chủ trì trực tiếp, điều này được xác định ngay từ trong đề án được ban hành kèm Quyết định số 254/QÐ-TTG, ngày 1/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Đề án 254). Đề án này đã đưa ra các mục tiêu chung đến năm 2020 và đưa ra các mục tiêu cụ thể đến năm 2015, xác định rõ các quan điểm, định hướng, giải pháp và lộ trình thực hiện tái cơ cấu các Tổ chức tín dụng (TCCD) Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2015. Đến nay, về cơ bản Đề án 254 đã đạt được một số kết quả nhất định trong quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Bài viết tập trung nêu thực trạng hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay, những thành tựu đạt được từ công cuộc tái cấu trúc hệ thống giai đoạn 2011 - 2015, chỉ ra những thách thức của hệ thống ngân hàng để ngày càng phù hợp hơn với thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Từ đó, bài viết đề xuất một số giải pháp đẩy nhanh tiến trình tái cấu trúc hệ thống, hướng tới một hệ thống ngân hàng là đầu tàu vững mạnh cho nền kinh tế vào năm 2020. 2. Khái quát về tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Trong các hoạt động tái cấu trúc của nền kinh tế, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng và các tổ chức tài chính là một trong những nội dung quan trọng, góp phần đảm bảo thực hiện thành công công cuộc tái cấu trúc tổng thể đó. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Theo Ngân hàng Thế giới (1998) “Tái cấu trúc ngân hàng bao gồm một loạt các biện pháp, được phối hợp chặt chẽ nhằm duy trì hệ thống thanh toán quốc gia và khả năng tiếp cận các dịch vụ tín dụng, đồng thời góp phần xử lý các vấn đề còn tồn tại trong hệ thống tài chính, là nguyên nhân gây ra các cuộc khủng hoảng”. Bên cạnh đó, Claudia Dziobek và Ceyla Pazabasioglu (1998) cho rằng “Tái cấu trúc ngân hàng là biện pháp hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu suất hoạt động của ngân hàng, bao gồm phục hồi khả năng thanh toán và khả năng sinh lời, cải thiện năng lực hoạt động của toàn hệ thống ngân hàng để làm tròn trách nhiệm của một trung gian tài chính, đồng thời góp phần khôi phục lòng tin của công chúng”. Với quan điểm này, thì hoạt động tái cấu trúc ngân hàng sẽ gồm cả hoạt động tái cấu trúc tài chính, tái cấu trúc hoạt động và thực hiện đảm bảo an toàn hệ thống. Trong đó, hoạt động tái cấu trúc tài chính hướng tới phục hồi khả năng thanh toán của hệ thống ngân hàng thông qua các biện pháp như tăng vốn, giảm nợ, hoặc nâng cao giá trị tài sản của các tổ chức tài chính trên thị trường. Tái cấu trúc hoạt động hướng tới mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận của tổ chức tài chính thông qua các chiến lược hoạt động, nâng cao 239 hiệu quả và năng lực quản trị, đồng thời đảm bảo an toàn cho công tác hoạch toán kế toán, và cải thiện năng lực thẩm định tín dụng. Bên cạnh đó, đảm bảo an toàn hệ thống lại hướng tới vấn đề giám sát và đưa ra các quy tắc thực hiện nhằm cải thiện năng lực hoạt động của hệ thống ngân hàng dưới vai trò là trung gian tài chính. Như vậy, có thể thấy hoạt động tái cấu trúc hệ thống ngân hàng có thể được hiểu theo nghĩa rộng sẽ bao gồm tất cả các biện pháp tái cấu trúc liên quan đến từng ngân hàng và liên quan đến toàn bộ hệ thống ngân hàng. Đây không phải là một hoạt động định kỳ, thường xuyên, mà nó chỉ được tiến hành khi nền kinh tế quốc gia cũng như hoạt động của hệ thống ngân hàng đang có vấn đề cần thay đổi. Từ n ...

Tài liệu được xem nhiều: