Danh mục

Tiếp tục phát triển thị trường trong nước góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, thoát ra khỏi suy thoái và lấy lại đà tăng trưởng trong thời kỳ mới

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 215.32 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiếp tục phát triển thị trường trong nước góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, thoát ra khỏi suy thoái và lấy lại đà tăng trưởng trong thời kỳ mới giới thiệu về quan điểm và mục tiêu phát triển, về định hướng chiến lược phát triển các hệ thống phân phối tạo “cốt vật chất” cho thị trường trong nước.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiếp tục phát triển thị trường trong nước góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, thoát ra khỏi suy thoái và lấy lại đà tăng trưởng trong thời kỳ mớiTIẾP TỤC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC GÓP PHẦN ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, THOÁT RA KHỎI SUY THOÁI VÀ LẤY LẠI ĐÀ TĂNG TRƯỞNG TRONG THỜI KỲ MỚI PGS.TS. Hoàng Thọ Xuân Chuyên gia cao cấp Viện Nghiên cứu Thương mại, Bộ Công ThươngThị trường trong nước, nói hẹp hơn là các hệ thống phân phối hàng hoá ngày càng thểhiện vị trí và vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta.Trước hết, thông qua việc cung cấp đầu vào (gồm cả tín hiệu của thị trường) và giảiphóng đầu ra của sản xuất, nó quyết định đối với chu trình tái sản xuất và tái sản xuấtmở rộng. Đồng thời, thông qua việc cung cấp đầu vào cho tiêu dùng, nó quyết định đếnsự phát triển của tiêu dùng và góp phần thực hiện an sinh xã hội. Nói cách khác, lưuthông hàng hoá vừa là điều kiện bảo đảm vừa là động lực thúc đẩy cho tăng trưởng kinhtế. Mặt khác, bản thân lưu thông hàng hoá cũng tạo ra một bộ phận giá trị gia tăng chiếmkhoảng 15% GDP của cả nền kinh tế.Những năm gần đây, thị trường trong nước liên tục đạt được những bước phát triển rấtquan trọng và rất tích cực. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùngliên tục tăng qua các năm. Giai đoạn 2005-2009 tốc độ tăng bình quân hàng năm là25,75% (năm 2005 đạt 480.300 tỷ đồng; năm 2006 đạt 596.207,1 tỷ đồng; năm 2007 đạt731.809 tỷ đồng; năm 2008 đạt 983.803,4 tỷ đồng và năm 2009 ước đạt 1.200.000 tỷđồng). Số thương nhân tăng liên tục qua các năm: năm 1996 cả nước có 15.285 doanhnghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại; năm 2000 là 19.278 doanh nghiệp; năm2004 cả nước có khoảng 54.000 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, trên 1.000 doanhnghiệp có cổ phần của nhà nước, trên 15 doanh nghiệp FDI và 1,16 triệu hộ gia đình(trong tổng số 2,9 triệu hộ kinh doanh của cả nước) hoạt động thương mại. Đến năm2007, cả nước có 155.771 doanh nghiệp, trong đó có 61.525 doanh nghiệp thương mại,chiếm 39,5%. Ngoài ra, còn có trên 50 chi nhánh và trên 5.000 văn phòng đại diện củathương nhân nước ngoài tham gia các hoạt động hỗ trợ như nghiên cứu thị trường, xúctiến thương mại…Đặc biệt, trong điều kiện khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, chính thịtrường trong nước đã làm “chỗ dựa” để duy trì và phục hồi sản xuất kinh doanh, qua đóduy trì và phục hồi tăng trưởng kinh tế. Năm 2009, với tổng mức bán lẻ hàng hóa vàdoanh thu dịch vụ tiêu dùng xấp xỉ 1.200.000 tỷ đồng (tương đương trên 66 tỷ USD),tiêu thụ đại bộ phận khối lượng hàng hoá sản xuất trong nước, cân đối cung cầu và đápứng thỏa đáng đòi hỏi của sản xuất và đời sống về các vật tư hàng hóa thiết yếu, kiềm 1chế chỉ số giá tiêu dùng 6,52% là những cơ sở và tiền đề kinh tế bảo đảm chặn đà suygiảm và tạo đà phục hồi tăng trưởng. Nói như các học giả kinh tế danh tiếng thế giới lànhờ có thị trường nội địa, Việt Nam là một trong số ít các nước đã chữa trị được các tổnthương do khủng hoảng kinh tế toàn cầu đem đến mà không để lại các “vết sẹo” nàođáng kể.Tuy thế, thị trường trong nước vẫn chưa khắc phục được một số yếu kém và hạn chế rấtcơ bản như:- Quá ít những doanh nghiệp và những hệ thống phân phối đủ mạnh, có khả năng tàichính, có mạng lưới kinh doanh, có lực lượng con người, có công nghệ quản lý và điềuhành phù hợp với xu thế hiện đại hóa và chuyên nghiệp hóa, tương xứng với các đối tácquốc tế trong quá trình hội nhập và mở cửa thị trường trong nước với bên ngoài. Nóicách khác, trên thị trường thiếu những doanh nghiệp và hệ thống phân phối rường cột vànòng cốt, bảo đảm kiểm soát và chi phối được thị trường xã hội, nhất là trong những tìnhhuống căng thẳng, gay gắt... Hầu hết các doanh nghiệp thương mại đều chưa có một cấutrúc phân phối được tổ chức mang tính hệ thống, bám sát quy trình vận động của hànghóa từ thượng nguồn đến hạ nguồn, trải rộng trên các địa bàn, trong đó quan trọng nhấtlà hệ thống phân phối chuyên nghiệp, bao gồm hệ thống phân phối trực thuộc doanhnghiệp và hệ thống đại lý do doanh nghiệp lập ra và quản lý, kiểm soát hoạt động.- Quá nhiều loại hình tổ chức mua bán và thương nhân nhỏ lẻ (chợ, cửa hàng độc lập, hộkinh doanh cá thể) không được định hình phát triển, không được tổ chức thành đối tượngcủa quản lý nhà nước, hoạt động tự do và độc lập “ngoài vòng kiểm soát”; làm cho thịtrường trở nên manh mún, tản mạn, lộn xộn và rối loạn, pháp luật của Nhà nước và lợiích của người tiêu dùng không được tôn trọng. Bên trên các cửa hàng độc lập và các hộcá thể không có một đơn vị hoặc chủ thể nào làm đầu mối tổ chức và kinh doanh.Về nguyên nhân của những tồn tại trên, có thể thấy rất rõ là:- Nhận thức, quan điểm về lưu thông hàng hóa ...

Tài liệu được xem nhiều: