Danh mục

Tiếp tục thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục nhằm hướng tới một nền giáo dục thực chất ở nước ta

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 243.28 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Tiếp tục thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục nhằm hướng tới một nền giáo dục thực chất ở nước ta" khai thác những quan điểm của Đảng về giáo dục và đào tạo và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục nhằm hướng tới một nền giáo dục thực chất, “học thật, thi thật, nhân tài thật”. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiếp tục thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục nhằm hướng tới một nền giáo dục thực chất ở nước ta TIẾP TỤC THỰC HIỆN ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC NHẰM HƯỚNG TỚI MỘT NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT Ở NƯỚC TA TS. Trần Thị Thu Hường* 1 Tóm tắt: Trong bối cảnh thế giới hiện nay, tác động của quá trình toàn cầu hóa, cách mạng khoa học và công nghệ, nền kinh tế tri thức đã tạo ra cho giáo dục và đào tạo một vai trò mới: Giáo dục và đào tạo vừa là động lực cho việc vận hành nền kinh tế tri thức, vừa là hạ tầng xã hội cho việc hình thành xã hội tri thức. Vì vậy, việc tiếp tục thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, hướng tới một nền giáo dục thực chất nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển con người toàn diện và chất lượng nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay có ý nghĩa quan trọng. Bài viết khai thác những quan điểm của Đảng về giáo dục và đào tạo và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục nhằm hướng tới một nền giáo dục thực chất, “học thật, thi thật, nhân tài thật”. Từ khóa: Đổi mới, căn bản, toàn diện, giáo dục và đào tạo, thực chất, nguồn nhân lực, Đảng Cộng sản. 1. MỞ ĐẦU Ngày nay, khi tri thức đã trở thành yếu tố hàng đầu để phát triển kinh tế tri thức thì các nước trên thế giới đều ý thức được rằng giáo dục và đào tạo là đòn bẩy quan trọng để đổi mới mô hình tăng trưởng và phát triển xã hội bền vững. Ở nước ta, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm, xác định rõ tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo, coi “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”. Vì vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, “xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lí, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế trong hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc văn hóa dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực” [1, tr.14]. 2. NỘI DUNG 2.1. Bối cảnh hiện nay và yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục ở nước ta 2.1.1. Bối cảnh thế giới Hiện nay, thế giới đã chuẩn bị đi hết thập niên thứ hai của thế kỷ XXI với những diễn biến mạnh mẽ, có tác động không nhỏ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói * Học viện Ngân hàng. 558 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP chung và sự phát triển giáo dục của Việt Nam nói riêng. Có thể khái quát một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới giáo dục nước ta như: Một là, quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang diễn ra rất mạnh mẽ. Điều đó đòi hỏi các quốc gia phải thúc đẩy sự phát triển của nền giáo dục nước mình. Bởi lẽ, muốn hội nhập quốc tế sâu rộng và đi tới thành công, các quốc gia cần phải xây dựng nguồn nhân lực có tri thức, kỹ năng, phẩm chất cần thiết. Do đó, toàn cầu hóa cũng là một thách thức không nhỏ, đòi hỏi mỗi quốc gia cần có sự đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục của mình. Hai là, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư phát triển mạnh mẽ đã có tác động to lớn, làm thay đổi mọi lĩnh vực của đời sống con người, từ cách thức điều hành, quản lý xã hội đến cách thức con người sống và làm việc, sinh hoạt. Do đó, cuộc cách mạng này cũng sẽ làm thay đổi cách thức lao động trong lĩnh vực giáo dục. Ba là, sự hình thành của nền kinh tế tri thức, xã hội tri thức, trong đó, tri thức có vai trò quyết định đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Sự hình thành của nền kinh tế tri thức đòi hỏi giáo dục phải vượt khỏi những khuôn khổ truyền thống và không ngừng đổi mới, thích nghi và phát triển phù hợp với yêu cầu thực tiễn hiện nay. 2.1.2. Bối cảnh trong nước Một là, sau hơn 35 năm đổi mới đất nước, nền giáo dục nước ta đã có nhiều đóng góp trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát huy nhân tố con người nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong quá trình phát triển, nước ta ngày càng hội nhập sâu, rộng với thế giới, trở thành thành viên của nhiều tổ chức khu vực và quốc tế như Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), (Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TTP)… Đây là cơ hội và thời cơ lớn để nước ta có điều kiện mở rộng thêm quan hệ hợp tác về giáo dục, tiếp cận với các xu thế mới, tri thức mới, những mô hình giáo dục và quản lý giáo dục hiện đại và tranh thủ thêm nhiều nguồn lực cho phát triển giáo dục. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi đó, giáo dục Việt Nam cũng đang đứng trước những thách thức to lớn: “Chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo chưa cao. Hệ thống giáo dục và đào tạo chưa đảm bảo tính đồng bộ và liên thông giữa các trình độ, các phương thức giáo dục và đào tạ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: