Nhiều bà mẹ thường than thở: “Cháu bé đang bụ bẫm, bị tiêu chảy có mấy ngày mà tóp người lại”. Có phải chăng đã bị tiêu chảy thì sau đó cháu sẽ không thể lên cân, thậm chí còn sút đi nữa? Thật ra nghĩ như vậy có đúng mà cũng có sai. Đúng, vì khi tiêu chảy nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể tăng, mà trẻ khó ăn thêm vào và sự hấp thu thức ăn cũng giảm. Tiêu chảy sẽ làm giảm sự tăng cân. Nếu tiêu chảy xảy thường xuyên nhiều đợt, cơ thể...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiêu chảy có làm bé sụt cân? Tiêu chảy có làm bé sụt cân? Nhiều bà mẹ thường than thở: “Cháu bé đang bụ bẫm, bị tiêu chảy có mấy ngày mà tóp người lại”. Có phải chăng đã bị tiêu chảy thì sau đó cháu sẽ không thểlên cân, thậm chí còn sút đi nữa?Thật ra nghĩ như vậy có đúng mà cũng có sai. Đúng,vì khi tiêu chảy nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể tăng,mà trẻ khó ăn thêm vào và sự hấp thu thức ăn cũnggiảm. Tiêu chảy sẽ làm giảm sự tăng cân. Nếu tiêuchảy xảy thường xuyên nhiều đợt, cơ thể khó hồiphục nhanh, sự tăng trưởng bình thường của bé bịảnh hưởng, bé có thể sụt cân, dẫn đến suy dinhdưỡng. Các yếu tố bất lợi của tiêu chảy là: Giảm lượng thức ăn đưa vào, có thể đến 30%các chất dinh dưỡng ngay trong những ngày đầu tiênbị tiêu chảy cấp vì bé biếng ăn, thường bị nôn nênngười lớn thường bắt bé nhịn ăn để “ruột được nghỉ”,chỉ cho ăn những thức ăn được gọi là dễ tiêu nhưngít giá trị dinh dưỡng như cháo, nước cơm, thậm chícòn thay bằng dung dịch Oresol (để bù nước, chấtđiện giải đã mất theo phân lỏng) lại tưởng lầm là thứcăn như thế vô tình làm bé nhịn đói. Giảm hấp thu các chất dinh dưỡng vì nhung maoruột bị tổn thương nên diện tích hấp thu giảm, làmthiếu các men disaccharidase, giảm nồng độ muốimật trong ruột (cần thiết cho quá trình hấp thu chấtbéo), thức ăn vận chuyển nhanh trong lòng ruột làmthiếu thời gian để tiêu hóa và hấp thu. Tăng nhu cầu các chất dinh dưỡng do tăng nhucầu chuyển hóa, nhu cầu phục hồi tế bào ruột bị tổnthương, nhu cầu bù lại protein huyết thanh bị mất doniêm mạc ruột bị tổn thương.Tuy vậy, không phải hễ bé bị tiêu chảy là bé sụt cânvà suy dinh dưỡng mà chủ yếu là vấn đề dinh dưỡngtrong và sau lúc tiêu chảy. Thật ra, trong quá trìnhtiêu chảy, một tỷ lệ lớn các chất dinh dưỡng vẫnđược tiêu hóa, hấp thu và sử dụng, như sữa mẹ thìđược dung nạp rất tốt; người ta thấy những trẻ khi bịtiêu chảy vẫn được tiếp tục bú mẹ thường khỏi nhanhvà sụt cân rất ít. Nuôi dưỡng tốt thúc đẩy sự hồi phụccủa niêm mạc ruột, kích thích sản xuất các men tiêuhóa, giúp sự hấp thu chất dinh dưỡng sớm trở lạibình thường. Các bà mẹ cần lưu ý những điều dinhdưỡng sau đây: Sữa mẹ: trong khi bé bị tiêu chảy, phải cho bétiếp tục bú theo nhu cầu và ý muốn của bé, khôngđược ngưng hoặc giảm, song song vẫn bù dung dịchnước điện giải. Sữa bò (cả sữa tươi hay sữa công nghiệp) nếuđã cho bú trước khi bé bị tiêu chảy thì vẫn tiếp tục. Ởtrẻ dưới 6 tháng tuổi, trong 2 ngày đầu cần phải phaloãng bằng một lượng nước gấp đôi. Những loại sữacông nghiệp được quảng cáo là được sản xuất đặcbiệt, không có lactose hay chất đạm thủy phân, đểdùng cho trẻ bị tiêu chảy, tuy thường đắt tiền, nhưngkhông có giá trị gì đặc biệt đối với đa số trẻ em bị tiêuchảy cấp (trừ trường hợp không hấp thu đườnglactose) Thức ăn: vẫn tiếp tục cho ăn nếu bé đã được choăn trước đó, cả loại mềm lẫn loại đặc. Nếu bé trên 6tháng tuổi và trước đó chưa được ăn thì bây giờ cũngcó thể bắt đầu cho ăn bắt đầu với thức ăn mềm. Nếutrong lúc điều trị phải ngưng cho ăn thì sau đó cho ănlại ngay. Nên cho bé ăn thành nhiều bữa nhỏ (6-7bữa) mỗi ngày. Không cần thức ăn gì cho cầu kỳ(khoai tây nghiền hay mỳ ống) mà chỉ chọn gạo tốtnấu cháo nhừ là được. Không được quên trứng, thịthoặc cá cũng nấu nhừ để cung cấp chất đạm. Thêm5 - 10ml dầu ăn vào 100ml thức ăn để tăng nănglượng. Bé có thể uống nước quả tươi, nước dừa tươihay ăn chuối chín nghiền nát để có thêm kali, muốikhoáng, sinh tố. Thêm được các thức ăn có chứa tiềnsinh tố A như cà rốt, bí đỏ, đu đủ,… và các loại rau lámàu xanh thẫm thì rất tốt. Trong trường hợp bé bị tiêuchảy quá lâu ngày, đã suy dinh dưỡng còn có triệuchứng quáng gà hay khô mắt, cần đưa bé đi khámbệnh. Sau khi bé hết tiêu chảy, ngoài khẩu phần ănbình thường trước đây, cần cho trẻ ăn thêm nhữngthức ăn khác để bé sớm hồi phục sức khỏe, bắt kịpnhịp tăng cân cũ. ...