Danh mục

Tiêu chí của các bộ luật

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 153.44 KB      Lượt xem: 3      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trên thế giới hiện nay có rất nhiều tiêu chí khác nhau để phân nhóm các hệ thống pháp luật. Căn cứ vào mục đích nghiên cứu của mình mà các học giả lựa chọn các tiêu chí phù hợp để phân nhóm các hệ thống pháp luật trên thế giới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiêu chí của các bộ luậtMỤC LỤC A. LỜI MỞ ĐẦU 2 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Sự thay đổi quan điểm trong cách lựa chọn tiêu chí phân nhóm các hệ thống pháp luật trên thế giới 2 2. Bình luận về hai cách phân nhóm tiêu biểu 2 a. Cách phân nhóm của René David 2 b. Cách phân nhóm của Konrad Zweigert và Hein Kotz 3 c. LỜI KẾT 5 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 5A. LỜI MỞ ĐẦU Trên thế giới hiện nay có rất nhiều tiêu chí khác nhau để phân nhóm các hệthống pháp luật. Căn cứ vào mục đích nghiên cứu của mình mà các học giả lựachọn các tiêu chí phù hợp để phân nhóm các hệ thống pháp luật trên thế giới.B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Sự thay đổi quan điểm trong cách lựa chọn tiêu chí phân nhóm các hệthống pháp luật trên thế giới. Trước đây, nhiều tác giả luật học so sánh đã cố tìm ra tiêu chí duy nhất (nhưtiêu chí hệ thống kinh tế, hệ thống chính trị...) để phân loại bởi họ cho rằng đómới là biện pháp khoa học nhất VD: trong quá khứ các học giả đã căn cứ trên tiêuchí hệ thống kinh tế để phân nhóm các hệ thống PL trên thế giới. Sự bất hợp lý làở chỗ xét về tiêu chí này thì Pháp và Anh có hệ thống kinh tế tương đối giốngnhau nhưng hệ thông pháp luật của chúng lại không hề tương đồng, nếu như Anhcoi trọng án lệ hơn thì Pháp lại coi trọng pháp luật thành văn hơn trong việc giảiquyết các tranh chấp. Vì vậy thực tế là xu hướng chọn duy nhất 1 tiêu chí đangdần bị thay thế bới một xu hương quan điểm tiến bộ hơn. Hiện nay phần lớn cáctác giả đều đồng ý rằng để việc phân chia có ý nghĩa thì cần dựa trên một vài tiêuchí khác nhau. Trên thực tế, có rất nhiều cách phân loại như: theo KonradZweigert và Hein Kotz, ông dựa vào tiêu chí lịch sử, tầng bậc và cách giải thíchcác nguồn luật, hệ tư tưởng pháp luật; Rene David phân loại dựa trên sự phốihợp của hai tiêu chí: tính chất kỹ thuật và nguyên tắc triết học, chính trị, kinh tế,loại hình xã hội; Constantinesco đề xuất một loạt “các yếu tố quyết định” như :những quyết định cơ bản của pháp luật đối với nền kinh tế, hệ tư tưởng chínhthức, vai trò của Nhà nước trong xã hội, quyền dân sự cơ bản, vai trò của thẩmphán…; Sunberg tìm tòi cách phân loại dựa trên sự ảnh hưởng của từng hệthống, mức độ pháp điển hóa, vị trí của cá nhân và lý luận định hướng sự pháttriển của pháp luật… Mặc dù vậy, không thể khẳng định được rằng sử dụng bao nhiêu tiêu chí vàphân chia các hệ thống pháp luật trên toàn thế giới thành bao nhiêu dòng họ phápluật là chính xác. Việc phân loại dựa trên các tiêu chí nào cho phù hợp hoàn toànphụ thuộc vào mục đích của việc nghiên cứu. 2. Bình luận về hai cách phân nhóm tiêu biểu. a. Cách phân nhóm của René David. * Réne David, một học giả người Pháp, đã kết hợp hai tiêu chí để phân nhó mHTPL, đó là kỹ thuật pháp lý và hệ tư tưởng. Dựa trên hai tiêu chí nói trên, ReneDavid đã phân chia các hệ thống pháp luật trên thế giới thành bốn dòng họ phápluật:Hệ thống pháp luật La Mã - Đức ( Romano - Germanic ): thường được gọi làhệ thống pháp luật Châu Âu lục địa; Hệ thống pháp luật Anh Mỹ - commonlaw;Hệ thống pháp luật Xã hội chủ nghĩa; Hệ thống luật dựa trên tôn giáo và cácchính sách truyền thống khác (Luật hồi giáo, Luật Hindu, Luật của một số nướcvùng Đông Á và pháp luật một số nước châu Phi). Về tiêu chí kỹ thuật pháp lý: Ông cho rằng giữa các hệ thống pháp luậtkhác nhau có sự khác biệt như: cùng một thuật ngữ pháp lý nhưng dẫn đến nhữngcách hiểu khác nhau; Hệ thống thứ bậc các nguồn luật và các phương pháp củamỗi hệ thống pháp luật cũng khác nhau. Do đó theo ông, luật gia được đào tạo trong hệ thống pháp luật này khi hànhnghề trong 1 hệ thống pháp luật khác gặp rất nhiều khó khăn. Theo đó th ì mộtcách khái quát, dòng họ civil law và common law khác nhau cơ bản về kĩ thuậtphân tích và áp dụng pháp luật (một bên áp dụng và giải thích các quy định củaluật thành văn, bên còn lại thì giải quyết tranh chấp dựa vào việc lập luận theocác án lệ) . Như vậy tiêu chí này có thể cho phép chúng ta phân biệt các hệ thốngpháp luật thuộc dòng họ civil law và các hệ thống pháp luật thuộc dòng họcommon law nhưng lại chưa đủ để xác định dòng họ civil law với dòng họ phápluật Xã hội chủ nghĩa. Về tiêu chí hệ tư tưởng:Theo R.David, hai hệ thống pháp luật cho dù cónhững điểm tương đồng về mặt kỹ thuật pháp lý và thuật ngữ nhưng không thểđựợc xem là thuộc vào cùng một dòng họ nếu chúng được xây dựng dựa vàonguyên tắc triết học, chính trị và kinh tế trái ngược và theo đuổi mục đích xâydựng những loại hình xã hội khác nhau. Đây chính là tiêu chí về hệ tư tưởng củaông được đề cập trong cuốn Major Legal System in the World Today (trang 20 -21). Quan điểm của ông là: 2 tiêu chí trên nên được sử dụng kết hợp, không nêntách biệt để có thể xác định các dòng họ pháp luật một cách rõ ràng. * Một sự phát triển khác do David dự đoán là việc hệ thống pháp luật La Mã- Đức, hệ thống pháp luật Common Law sẽ kết hợp ngày càng gần nhau hơn vàcuối cùng sẽ hợp thành hệ thống Common Law, luật Phương Tây “droitoccidental” ( David,Essays Yntema tr56-64). Tuy nhiên, dự đoán này hiện nayvẫn chưa thành hiện thực vì mặc dù trên thế giới xu thế hợp tác, giao lưu trên tấtcả các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực pháp luật khiến cho hai hệ thống pháp luậtnói trên xích lại gần nhau nhưng thực chất chưa thể hòa hợp làm một. Cách phân chia nêu trên của David tỏ ra phù hợp với quan điểm sư phạm, vớimối quan tâm và nhu cầu của phần đông các luật gia phương Tây. Người ta chủyếu quan tâm tới các hệ thống pháp luật ở châu Âu và châu Mỹ. Trong khi đó cáchệ thống pháp luật có nhiều đặc tính khác nhau như đạo Hồi và luật châu Phi lạibị gộp chung vào một nhóm.Xét theo quan điểm đó, cách phân chia của Davidhoàn toàn có thể chấp nhận về mặt phương pháp sư phạm. b. Cách phân nhóm của Konrad Zweigert và Hein Kotz. Zweigert và H. Kotz là hai học giả người Đức đưa ra tiêu chí hình thái pháp ...

Tài liệu được xem nhiều: