Danh mục

Tiêu chuẩn đánh giá khả năng làm việc nhóm

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 273.93 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Theo tiến sĩ M.Ballot thuộc trung tâm tư vấn việc làm ở Massachuset các yếu tố lòng tin, tôn trọng, hợp tác, giao tiếp ... được xem là thước đo cho sự phát triển bền vững của một tập thể và có 15 tiêu chuẩn để đánh giá khả năng làm việc theo nhóm. Mời các bạn cùng tìm hiểu 15 tiêu chuẩn đã được chọn lọc qua kinh nghiệm thực tiễn và nghiên cứu thành công.


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiêu chuẩn đánh giá khả năng làm việc nhóm Tiêu chuẩn đánh giá khả năng làm việc nhóm Trong sinh hoạt nhóm, các yếu tố lòng tin, tôn trọng, hợp tác, giao tiếp… tất cả chúng được xem là thước đo cho sự phát triển bền vững của một tập thể, một tổ chức. Nó được xem là những tiêu chuẩn để dánh giá khả năng làm việc, sinh hoạt và sự phát triển của nhóm. Theo tiến sĩ M.Ballot thuộc trung tâm tư vấn việc làm ở Massachuset, có 15 tiêu chuẩn để đánh giá khả năng làm việc theo nhóm. Mời các anh chị và các bạn cùng tìm hiểu 15 tiêu chuẩn được chúng tôi chọn lọc qua kinh nghiệm thực tiễn và tài liệu nghiên cứu.1. Lòng tin: Bạn có tin tưởng vào khả năng hoàn thành công việc của đồng nghiệp không? Thành viên của bạn có trung thực và tạo được uy tín cho bạn và tập thể chưa?2. Bình tĩnh: Trong thời gian vô cùng gấp rút, bạn có khả năng giải quyết tình huống một cách bình tĩnh không? Khả năng xử lý công việc của bạn đã hoàn thiện đến mức nào? 3. Tôn trọng: Ý kiến của đồng nghiệp có được bạn quan tâm không? Bạn có rút ra được những ý tưởng của bản thân từ những ý kiến đó? 4. Hợp tác: Khả năng hoà nhập của bạn như thế nào với đồng nghiệp từ những lĩnh vực, khả năng, thậm chí quốc tịch khác nhau?5. Tổ chức: Bàn làm việc của bạn có gọn gàng không? Bạn có làm việc theo kế hoạch đã vạch? Nội dung sinh hoạt của CLB Đội Nhóm bạn có phong phú, hấp dẫn chưa? Nề nếp, kỹ luật, hàng ngũ đã tốt chưa?6. Khả năng làm việc dưới áp lực: Bạn có phát huy được tốt nhất khả năng khi làm việc dưới áp lực không? Ý thức tự giác và tinh thần tình nguyện của bạn đã được phát huy tốt chưa?7. Khả năng giao tiếp: Bạn thích tiếp xúc với nhiều người? Bạn luôn luôn thu hút được sự chú ý của mọi người trong mọi câu chuyện. Vậy bạn hãy tự khẳng định mình trước tập thể để giành lấy ưu thế, nâng cao trình độ giao tiếp và khả năng tâm lý nhóm.8. Khả năng kiểm soát tình huống: Khi một tình huống ngoài dự kiến xảy ra, bạn luôn luôn đưa ra được những bước cần thiết để giải quyết. Hoặc tự điều chỉnh hành vi, thái độ, ứng xử sao cho phù hợp để tầm bao quát được hết các tình huống diễn ra để kiểm soát, lường trước và xử lý tốt sự việc sắp diễn ra.9. Khả năng thuyết phục: Bạn có đưa ra được những lý lẽ thích hợp để bảo vệ ý kiến của mình? Bên cạnh đó, yếu tố tích cực, trung thực là điều quan trọng để thuyết phục người khác.10. Lạc quan: Bạn có luôn tin rằng mình có khả năng tìm ra giải pháp khi “bị dồn đến chân tường”? Hãy vui, yêu đời và tự tạo cho mình hạnh phúc từ những công việc giúp ích cho tập thể, cho xã hội.11. Trách nhiệm: Bạn luôn sẵn sàng tiên phong cho việc chung? Bạn sống có trách nhiệm với bản than và tập thể, có trách nhiệm với tổ chức và gia đình. Dó đó, bản than luôn hoàn thiện là điều tất yếu để đến đâu bạn cũng được xem trọng và yêu thương.12. Kiên trì: Khi công việc đình trệ bạn sẽ cố gắng tiếp tục được bao lâu? Tính rèn luyện, chịu khó là yếu tố rất quan trọng để trở thành thủ lĩnh giỏi và được mọi người tín nhiệm.13. Quyết tâm: Bạn sẽ phản ứng như thế nào khi kết quả không được như mong muốn? Từ bỏ hay tìm một hướng giải quyết khác. Điều mà người thủ lĩnh cần là ý chí để thực hiện quyết tâm.14. Nhạy bén: Bạn có dự tính được những tình huống khác nhau có thể xảy ra trong công việc? Bạn có khả năng giải quyết linh hoạt những tình huống đó không? Sự khôn ngoan là điều cần phải học tập từ những loài vật: kiến, ong, chuột, thỏ… chúng luôn có sự nhảy bén, nhạy cảm trong môi trường sống. Vậy bạn đã rèn luyện được nó chưa?15. Lắng nghe: Bạn không ngắt lời đồng nghiệp khi họ đang muốn đưa ra ý kiến? Bạn có luôn khuyến khích mọi người đưa ra ý kiến của riêng mình? Lắng nghe cũng là cách để ta kiểm điểm lại mình, là để mình trưởng thành hơn và được nhiều kinh nghiệm hơn trong cuộc sống. Vậy bạn đã đạt đủ những tiêu chuẩn đó chưa? Để phát huy được tối đa kỹ năng làm việc nhóm, bạn cũng nên tự trang bị các kiến thức cơ bản về làm việc nhóm cho mình. Có rất nhiều các lớp học đào tạo kỹ năng này từ hình thức học trên lớp đến hình thức học trực tuyến (Elearning), bạn có thể tùy ý lựa chọn.Các tiêu chí đánh giá kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả bạn nên biếtTrong cuộc sống hiện nay, làm việc nhóm không chỉ là một kỹ năng mà còn là mộtcông cụ để giúp chúng ta thành công. Để đạt được điều đó thì mỗi người cần phải tựđánh giá kỹ năng làm việc nhóm của mình hiệu quả đến đâu và có thể đóng góp gì chocông việc chung. CareerLink.vn sẽ chỉ ra cho bạn các tiêu chí để đánh giá kỹ nănglàm việc nhóm hiệu quả.Lắng nghe và thấu hiểuLắng nghe là kỹ năng đầu tiên được chú trọng khi bạn hòa mình làm việc ở môi trườngtập thể. Điều này phản ánh sự tôn trọng giữa các thành viên trong nhóm. Lắng nghekhông chỉ là sự tiếp nhận thông tin từ người nói mà còn phải biết phân tích, nhìn nhậntheo hướng tích cực và phản hồi bằng thái độ tôn trọng. Vì thế bạn hãy rèn luyện chomình khả năng ...

Tài liệu được xem nhiều: