Danh mục

Tiêu dùng văn hóa – một lĩnh vực cần nghiên cứu trong vấn đề quản lý văn hoá Việt Nam hiện nay

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 811.57 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết của Tiến sỹ Nguyễn Tiến Mạnh giới thiệu những vấn đề cơ bản của tiêu dùng văn hoá đặt trong mối quan hệ với những vấn đề cơ bản của kinh tế văn hoá, vấn đề phát triển, các xu hướng chính của tiêu dùng văn hoá hiện nay. Từ đó đề xuất những nhiệm vụ tất yếu có tính xuyên suốt trong hoạt động nghiên cứu tiêu dùng văn hoá và quản lý văn hoá Việt Nam theo hướng chuyên nghiệp hoá.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiêu dùng văn hóa – một lĩnh vực cần nghiên cứu trong vấn đề quản lý văn hoá Việt Nam hiện nayBài tham luận Hội thảo do Bộ văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức tại ĐH Văn hoá TP. Hồ Chí Minh, ngày 21tháng 05 năm 2013 “Mối quan hệ giữa kinh tế trong văn hóa, văn hóa trong kinh tế qua thực hiện Nghị quyếtTrung ương 5 khóa VIII”Tiêu dùng văn hóa – một lĩnh vực cần nghiên cứutrong vấn đề quản lý văn hoá Việt Nam hiện nayTiến sỹ Nguyễn Tiến MạnhTrường CĐMỹ Thuật Trang Trí Đồng NaiTóm tắtTiêu dùng văn hóa là một vấn đề nóng hiện nay mà Việt Nam đang phải đốimặt, hiện trạng nhu cầu văn hóa đang có những hạn chế mang tính “nút thắt” tronglĩnh vực tiêu dùng văn hóa của Việt Nam. Nghiên cứu nhu cầu và hành vi tiêu dùngvăn hoá là vấn đề quan trọng trong nghiên cứu kinh tế văn hoá và ứng dụng vào hoạtđộng quản lý văn hoá và vấn đề phát triển. Khái niệm tiêu dùng văn hoá đã tồn tại ởphương Tây từ cuối những năm 50, đầu những năm 60 của thế kỷ XX và tồn tại ởTrung Quốc khoảng 30 năm. Trong bài tham luận này, người viết giới thiệu những vấnđề cơ bản của tiêu dùng văn hoá đặt trong mối quan hệ với những vấn đề cơ bản củakinh tế văn hoá, vấn đề phát triển; Các xu hướng chính của tiêu dùng văn hoá hiệnnay trên Thế giới. Từ việc hiểu rõ những vấn đề chỉnh thể của tiêu dùng văn hoá vàhiện trạng hoạt động nghiên cứu tiêu dùng văn hoá Việt Nam, đề xuất những nhiệm vụtất yếu có tính xuyên suốt trong hoạt động nghiên cứu tiêu dùng văn hoá và quản lývăn hoá Việt Nam theo hướng chuyên nghiệp hoá.Các từ khoá: Nhu cầu, Tiêu dùng, Công nghiệp văn hoáHoạt động kinh tế là hoạt động xã hội cơ bản nhất của con người, và nó biếnvào trong đời sống văn hóa xã hội và thể hiện, phản ánh những đặc điểm, tính chất lịchsử, văn hoá khác nhau của mỗi quốc gia, dân tộc. Mỗi dân tộc khác nhau trên thế giớicó những phương thức sáng tạo văn hoá khác nhau. Các nền văn hóa khác nhau ảnhhưởng đến các nhóm dân tộc khác nhau. Các hình thức kinh tế khác nhau sẽ có nhữngcách khác nhau để tạo ra những nền văn hóa khác nhau. Các nền văn hóa khác nhautạo ra các hình thức kinh tế khác nhau.Trong hội thảo này, nội dung trọng điểm mà tôi muốn được thảo luận chỉ là mộtcông đoạn trong toàn bộ chuỗi hoạt động kinh tế: tiêu dùng. Hoạt động kinh tế nóichung đều biểu hiện qui mô tái sản xuất xã hội với chuỗi hoạt động mang tính quitrình, bao gồm 4 khâu: Sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng. Trong lĩnh vực kinh1Tiến sỹ Nguyễn Tiến MạnhBài tham luận Hội thảo do Bộ văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức tại ĐH Văn hoá TP. Hồ Chí Minh, ngày 21tháng 05 năm 2013 “Mối quan hệ giữa kinh tế trong văn hóa, văn hóa trong kinh tế qua thực hiện Nghị quyếtTrung ương 5 khóa VIII”tế văn hoá cũng vậy, qui mô ấy là một vòng liên kết thúc đẩy sự tái sản xuất hàng hoávăn hoá và sáng tạo văn hoá.1. Kinh tế văn hoá1.1. Khái niệmKinh tế văn hóa là một hiện tượng, hình thái quan trọng trong sự phát triển xã hộicủa nhân loại. Kinh tế văn hóa đang ngày càng nổi lên như một hiện tượng để trởthành một lĩnh vực mới của khoa học và trở thành đối tượng nghiên cứu quan trọngcủa văn hóa và kinh tế. Khoa học kinh tế văn hóa có nội dung chủ yếu bao gồm: hệthống của kinh tế và văn hóa, cung cầu và nhu cầu văn hóa, giá cả và thương phẩm vănhóa, sản xuất văn hóa và các vấn đề trao đổi, tiêu dùng, thị trường, đầu tư, chiến lượcphát triển văn hóa và vấn đề quản lý kinh tế văn hóa … Thông qua hoạt động nghiêncứu những qui luật vận động cơ bản của kinh tế văn hóa sẽ cho thấy vai trò và tầmquan trọng của kinh tế văn hóa đối với sự tiến bộ, phát triển trong xã hội hiện đại, sựphong phú giữa mối quan hệ của hệ thống lý luận văn hóa, kinh tế và hệ thống chínhsách xã hội.1.2. Lịch sử hình thành và các hình thái vận động của kinh tế văn hoá1.2.1. Lịch sử hình thànhHoạt động nghiên cứu kinh tế văn hóa được bắt đầu từ những lĩnh vực của xã hộihọc văn hóa, xã hội học nghệ thuật và lĩnh vực kinh tế phi sản xuất1. Năm 1847, tácgiả Mikhail người Bỉ đã đưa ra mệnh đề “xã hội học nghệ thuật”. Sau đó, nhiều nhàtriết học, kinh tế học, xã hội học, lịch sử văn hóa từ những góc độ khác nhau đã xemxét về quan hệ giữa xã hội, văn học, nghệ thuật và kinh tế. Plekhanov (1856 – 1918),người Nga đã viết cuốn sách “Luận về Nghệ thuật – bức thư không có địa chỉ (Onthe Art - did not address the letter). Tác giả là người đầu tiên đã nghiên cứu bản chấtcủa văn học nghệ thuật trong các cơ cấu kinh tế xã hội, tiến hành khảo sát về nguồngốc của kinh tế trong văn hoá, đề xuất một loạt những lý thuyết nghiên cứu về kinh tếvăn hóa. Học giả Đức Fremont đã công bố cuốn “kinh tế học văn hoá” (The study ofcultural Economy), liên hệ về phương thức sản xuất, chế tác ra sản phẩm nghệ thuật.1Lĩnh vực kinh tế phi sản xuất (kinh tế sản xuất phi vật chất):Phi sản xuất là một bộ môn của kinh tế học, nghiên cứu về quan hệ kinh tế trong lĩnh vực sản xuất phivật chất và qui luật kinh tế. Hệ thống khoa học bao gồm: Kinh tế dịch vụ, Y tế, Giáo dục, ...

Tài liệu được xem nhiều: