TIỂU LUẬN: Báo cáo tổng hợp về Tổng công ty Dệt – May Hà Nội
Số trang: 58
Loại file: pdf
Dung lượng: 961.39 KB
Lượt xem: 42
Lượt tải: 0
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tên công ty: Tổng công ty Dệt- May Hà Nội - Tên giao dịch quốc tế: HANOSIMEX - Trụ sở chính: Số 1 –Mai Động - Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội - Logo:
Tổng công ty Dệt – May Hà Nội là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của ngành dệt may Việt Nam. Đây là một doanh nghiệp Nhà nước, hạch toán độc lập trực thuộc Tổng công ty Dệt – May Việt Nam mà hiện nay là Tập đoàn Dệt – May Việt Nam. Công ty hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước và...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TIỂU LUẬN: Báo cáo tổng hợp về Tổng công ty Dệt – May Hà Nội TIỂU LUẬN: Báo cáo tổng hợp về Tổng công ty Dệt – May Hà Nội Phần I : Tổng quan về Tổng công ty Dệt – May Hà Nội 1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển - Tên công ty: Tổng công ty Dệt- May Hà Nội - Tên giao dịch quốc tế: HANOSIMEX - Trụ sở chính: Số 1 –Mai Động - Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội - Logo: Tổng công ty Dệt – May Hà Nội là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của ngành dệt may Việt Nam. Đây là một doanh nghiệp Nhà nước, hạch toán độc lập trực thuộc Tổng công ty Dệt – May Việt Nam mà hiện nay là Tập đoàn Dệt – May Việt Nam. Công ty hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước và điều lệ tổ chức hoạt động (điều lệ này do Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty Dệt – May Hà Nội phê chuẩn). Hiện nay, để thích ứng với môi trường kinh tế mới, mở cửa và hội nhập, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép Công ty Dệt – May Hà Nội (mà hiện nay là Tổng công ty Dệt – May Hà Nội) xây dựng và thực hiện dự án chuyển đổi sang mô hình quản lý Công ty mẹ – Công ty con. Trong đó Tổng công ty Dệt – May Hà Nội là công ty mẹ, các nhà máy thành viên hiện nay đang được cổ phần hóa và trở thành công ty cổ phần (công ty con), là doanh nghiệp có pháp nhân độc lập. Đây được coi là động lực mới cho sự phát triển của công ty trong tương lai. Tổng công ty Dệt – May Hà Nội tiền thân là Nhà máy Sợi Hà Nội, khi mà Tổng công ty Nhập khẩu Thiết bị Việt Nam (TECHNO-IMPORT Vietnam) và hãng UNIONMATEX (CHLB Đức) chính thức ký hợp đồng xây dựng Nhà máy Sợi Hà Nội vào ngày 7 tháng 4 năm 1978. Tháng 02/1979, công trình được khởi công xây dựng. Và đến ngày 21/11/1984, công trình đã hoàn thành các hạng mục cơ bản, sau đó được chính thức bàn giao cho nhà máy quản lý điều hành với tên gọi đầu tiên “Nhà máy Sợi Hà Nội”. Đến tháng 12/1987 thì toàn bộ thiết bị công nghệ phụ trợ được đưa vào sản xuất và 2 năm sau, tháng 12/1989 thì Dây chuyền Dệt kim số 1 được đầu tư xây dựng. Ngày 30/04/1991, theo quyết định QĐ-138-CNN-TCLĐ của Bộ Công nghiệp nhẹ, Nhà máy Sợi Hà Nội đã được chuyển đổi thành “Xí nghiệp liên hợp Sợi – Dệt kim Hà Nội” với tên giao dịch quốc tế là Hanosimex. Đến tháng 10/1993, để vực dậy nhiều doanh nghiệp yếu kém đang gặp khó khăn có nguy cơ phá sản, theo Quyết định sáp nhập của Bộ Công nghiệp nhẹ, công ty đã tiếp nhận Nhà máy Sợi Vinh và đến năm 1995, Công ty cũng tiếp nhận thêm cả Nhà máy Sợi Hà Đông. Đây là hai đơn vị làm ăn yếu kém, có nhiều khó khăn. Để vực dậy hai đơn vị này, công ty đã phải đầu tư nhiều công sức, tài chính và nguồn cán bộ. Sắp xếp lại tổ chức, phân loại và sử dụng lao động hợp lý; chấn chỉnh các mặt quản lý, đưa vào nền nếp. Mặt khác, công ty đầu tư vốn cải tạo, xây dựng xưởng sản xuất, nâng cấp đổi mới thiết bị. Sau một thời gian nỗ lực củng cố, những năm gần đây hai nhà máy thành viên này đã có nhiều chuyển biến, Tổng công ty đã giải quyết xong số lỗ và các khoản nợ đọng khoảng 30 tỷ đồng cho Nhà máy Sợi Vinh và Dệt Hà Đông. Hiện nay hai nhà máy này đang thực sự sản xuất kinh doanh có lãi, năng lực sản xuất đã được nâng lên nhiều lần. Đời sống cán bộ công nhân viên được cải thiện, thu nhập được nâng lên theo hiệu quả sản xuất kinh doanh và cân đối với mặt bằng của cả Tổng công ty. năm 2003, thu nhập của Nhà máy Sợi Vinh và của Nhà máy Dệt Hà Đông đã tăng lên khoảng 10 lần so với thời điểm bắt đầu sáp nhập vào HANOSIMEX. Hiện nay là mức thu nhập khá so với Nghệ An và Hà Đông. Ngày 19/05/1994, Nhà máy Dệt kim được khánh thành bao gồm hai dây chuyền I và II. Và khoảng nửa năm sau, tháng 01/1995, Công ty bắt đầu khởi công xây dựng Nhà máy May – Thêu Đông Mỹ. Đến ngày 19/06/1995, theo Quyết định 840-TCLĐ của Bộ Công nghiệp nhẹ, Công ty đã đổi tên từ “Xí nghiệp liên hợp Sợi – Dệt kim Hà Nội” thành “Công ty Dệt Hà Nội”. Năm năm sau, ngày 28/02/2000, theo Quyết định QĐ-103-HĐQT của Hội Đồng Quản Trị, Công ty Dệt hà Nội đã được đổi thành “Công ty Dệt – May Hà Nội. Từ năm 2003, theo yêu cầu của Tổng công ty Dệt – May Việt Nam, Công ty lại nhận nhiệm vụ giúp đỡ, quản lý toàn diện Công ty Dệt kim Hoàng Thị Loan - Đây là một doanh nghiệp trong tình trạng sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, việc làm và đời sống cán bộ công nhân viên rất khó khăn. Dưới sự điều hành, quản lý của Công ty Dệt – May Hà Nội (mà hiện nay là Tổng công ty Dệt – May Hà Nội), Công ty Dệt kim Hoàng Thị Loan đã chặn đứng tình trạng tụt dốc, thoát khỏi nguy cơ phá sản. Năng lực sản xuất được khôi phục, các hoạt động được củng cố, có chuyển biến tích cực, đang vào thế ổn định và phát triển. Dệt – May Hà Nội đã hoàn thành trách nhiệm hỗ trợ, giúp đỡ các doanh nghiệp được sáp nhập và các công ty khác. Giúp các đơn vị có đủ việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động. Tháng 2 năm 2007, theo Quyết định của Bộ Công nghiệp nhẹ, Công ty Dệt – May Hà Nội đã được đổi tên thành Tổng Công ty Dệt – May Hà Nội. Ngày 6 tháng 2 năm 2007, Công ty đã tiến hành lễ đón nhận Huân chương và ra mắt Tổng Công ty. Hiện nay Công ty có diện tích mặt bằng khoảng 24 ha với một đội ngũ cán bộ lãnh đạo có năng lực và đội ngũ công nhân viên lành nghề lên đến khoảng 6000 người. Công ty cũng được trang bị toàn bộ những thiết bị của những nước có công nghệ hiện đại như CHLB Đức, Italia, Hà Lan, Hàn Quốc,...Với một nguồn nội lực mạnh mẽ như vậy, tiềm năng phát triển hiện nay của Công ty là rất lớn. Trải qua hơn 20 năm, nhờ hoạch định và thực hiện các mục tiêu một cách toàn diện, Công ty đã đạt nhiều thành tích xuất sắc, được Nhà nước tặng nhiều phần thưởng cao quý. Điều đó khẳng định vị thế của Dệt – May Hà Nội, là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của ngành Dệt – May Việt Nam. 1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Tổng Công ty: Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển. Tổng Công ty Dệt – May Hà Nội đã trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu của ngành Dêt – May Việt Nam. Công ty cũng đã đóng góp một phần không nhỏ trong việc xây dựng và phát triển đất nước, thúc đẩy nhanh chóng quá trình Công nghiệp hóa – ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TIỂU LUẬN: Báo cáo tổng hợp về Tổng công ty Dệt – May Hà Nội TIỂU LUẬN: Báo cáo tổng hợp về Tổng công ty Dệt – May Hà Nội Phần I : Tổng quan về Tổng công ty Dệt – May Hà Nội 1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển - Tên công ty: Tổng công ty Dệt- May Hà Nội - Tên giao dịch quốc tế: HANOSIMEX - Trụ sở chính: Số 1 –Mai Động - Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội - Logo: Tổng công ty Dệt – May Hà Nội là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của ngành dệt may Việt Nam. Đây là một doanh nghiệp Nhà nước, hạch toán độc lập trực thuộc Tổng công ty Dệt – May Việt Nam mà hiện nay là Tập đoàn Dệt – May Việt Nam. Công ty hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước và điều lệ tổ chức hoạt động (điều lệ này do Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty Dệt – May Hà Nội phê chuẩn). Hiện nay, để thích ứng với môi trường kinh tế mới, mở cửa và hội nhập, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép Công ty Dệt – May Hà Nội (mà hiện nay là Tổng công ty Dệt – May Hà Nội) xây dựng và thực hiện dự án chuyển đổi sang mô hình quản lý Công ty mẹ – Công ty con. Trong đó Tổng công ty Dệt – May Hà Nội là công ty mẹ, các nhà máy thành viên hiện nay đang được cổ phần hóa và trở thành công ty cổ phần (công ty con), là doanh nghiệp có pháp nhân độc lập. Đây được coi là động lực mới cho sự phát triển của công ty trong tương lai. Tổng công ty Dệt – May Hà Nội tiền thân là Nhà máy Sợi Hà Nội, khi mà Tổng công ty Nhập khẩu Thiết bị Việt Nam (TECHNO-IMPORT Vietnam) và hãng UNIONMATEX (CHLB Đức) chính thức ký hợp đồng xây dựng Nhà máy Sợi Hà Nội vào ngày 7 tháng 4 năm 1978. Tháng 02/1979, công trình được khởi công xây dựng. Và đến ngày 21/11/1984, công trình đã hoàn thành các hạng mục cơ bản, sau đó được chính thức bàn giao cho nhà máy quản lý điều hành với tên gọi đầu tiên “Nhà máy Sợi Hà Nội”. Đến tháng 12/1987 thì toàn bộ thiết bị công nghệ phụ trợ được đưa vào sản xuất và 2 năm sau, tháng 12/1989 thì Dây chuyền Dệt kim số 1 được đầu tư xây dựng. Ngày 30/04/1991, theo quyết định QĐ-138-CNN-TCLĐ của Bộ Công nghiệp nhẹ, Nhà máy Sợi Hà Nội đã được chuyển đổi thành “Xí nghiệp liên hợp Sợi – Dệt kim Hà Nội” với tên giao dịch quốc tế là Hanosimex. Đến tháng 10/1993, để vực dậy nhiều doanh nghiệp yếu kém đang gặp khó khăn có nguy cơ phá sản, theo Quyết định sáp nhập của Bộ Công nghiệp nhẹ, công ty đã tiếp nhận Nhà máy Sợi Vinh và đến năm 1995, Công ty cũng tiếp nhận thêm cả Nhà máy Sợi Hà Đông. Đây là hai đơn vị làm ăn yếu kém, có nhiều khó khăn. Để vực dậy hai đơn vị này, công ty đã phải đầu tư nhiều công sức, tài chính và nguồn cán bộ. Sắp xếp lại tổ chức, phân loại và sử dụng lao động hợp lý; chấn chỉnh các mặt quản lý, đưa vào nền nếp. Mặt khác, công ty đầu tư vốn cải tạo, xây dựng xưởng sản xuất, nâng cấp đổi mới thiết bị. Sau một thời gian nỗ lực củng cố, những năm gần đây hai nhà máy thành viên này đã có nhiều chuyển biến, Tổng công ty đã giải quyết xong số lỗ và các khoản nợ đọng khoảng 30 tỷ đồng cho Nhà máy Sợi Vinh và Dệt Hà Đông. Hiện nay hai nhà máy này đang thực sự sản xuất kinh doanh có lãi, năng lực sản xuất đã được nâng lên nhiều lần. Đời sống cán bộ công nhân viên được cải thiện, thu nhập được nâng lên theo hiệu quả sản xuất kinh doanh và cân đối với mặt bằng của cả Tổng công ty. năm 2003, thu nhập của Nhà máy Sợi Vinh và của Nhà máy Dệt Hà Đông đã tăng lên khoảng 10 lần so với thời điểm bắt đầu sáp nhập vào HANOSIMEX. Hiện nay là mức thu nhập khá so với Nghệ An và Hà Đông. Ngày 19/05/1994, Nhà máy Dệt kim được khánh thành bao gồm hai dây chuyền I và II. Và khoảng nửa năm sau, tháng 01/1995, Công ty bắt đầu khởi công xây dựng Nhà máy May – Thêu Đông Mỹ. Đến ngày 19/06/1995, theo Quyết định 840-TCLĐ của Bộ Công nghiệp nhẹ, Công ty đã đổi tên từ “Xí nghiệp liên hợp Sợi – Dệt kim Hà Nội” thành “Công ty Dệt Hà Nội”. Năm năm sau, ngày 28/02/2000, theo Quyết định QĐ-103-HĐQT của Hội Đồng Quản Trị, Công ty Dệt hà Nội đã được đổi thành “Công ty Dệt – May Hà Nội. Từ năm 2003, theo yêu cầu của Tổng công ty Dệt – May Việt Nam, Công ty lại nhận nhiệm vụ giúp đỡ, quản lý toàn diện Công ty Dệt kim Hoàng Thị Loan - Đây là một doanh nghiệp trong tình trạng sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, việc làm và đời sống cán bộ công nhân viên rất khó khăn. Dưới sự điều hành, quản lý của Công ty Dệt – May Hà Nội (mà hiện nay là Tổng công ty Dệt – May Hà Nội), Công ty Dệt kim Hoàng Thị Loan đã chặn đứng tình trạng tụt dốc, thoát khỏi nguy cơ phá sản. Năng lực sản xuất được khôi phục, các hoạt động được củng cố, có chuyển biến tích cực, đang vào thế ổn định và phát triển. Dệt – May Hà Nội đã hoàn thành trách nhiệm hỗ trợ, giúp đỡ các doanh nghiệp được sáp nhập và các công ty khác. Giúp các đơn vị có đủ việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động. Tháng 2 năm 2007, theo Quyết định của Bộ Công nghiệp nhẹ, Công ty Dệt – May Hà Nội đã được đổi tên thành Tổng Công ty Dệt – May Hà Nội. Ngày 6 tháng 2 năm 2007, Công ty đã tiến hành lễ đón nhận Huân chương và ra mắt Tổng Công ty. Hiện nay Công ty có diện tích mặt bằng khoảng 24 ha với một đội ngũ cán bộ lãnh đạo có năng lực và đội ngũ công nhân viên lành nghề lên đến khoảng 6000 người. Công ty cũng được trang bị toàn bộ những thiết bị của những nước có công nghệ hiện đại như CHLB Đức, Italia, Hà Lan, Hàn Quốc,...Với một nguồn nội lực mạnh mẽ như vậy, tiềm năng phát triển hiện nay của Công ty là rất lớn. Trải qua hơn 20 năm, nhờ hoạch định và thực hiện các mục tiêu một cách toàn diện, Công ty đã đạt nhiều thành tích xuất sắc, được Nhà nước tặng nhiều phần thưởng cao quý. Điều đó khẳng định vị thế của Dệt – May Hà Nội, là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của ngành Dệt – May Việt Nam. 1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Tổng Công ty: Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển. Tổng Công ty Dệt – May Hà Nội đã trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu của ngành Dêt – May Việt Nam. Công ty cũng đã đóng góp một phần không nhỏ trong việc xây dựng và phát triển đất nước, thúc đẩy nhanh chóng quá trình Công nghiệp hóa – ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
tổng công ty Dệt thống kê kinh tế. báo cáo thống kê kinh tế thực trạng kinh tế tài chính kinh tế báo cáoGợi ý tài liệu liên quan:
-
BIỄU MẪU HỢP ĐỒNG BẢO LÃNH BẰNG GIÁ TRỊ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
3 trang 196 0 0 -
BÀI THUYẾT TRÌNH CÔNG TY CỔ PHẦN
11 trang 193 0 0 -
BÁO CÁO KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH
33 trang 179 0 0 -
MẪU TRÍCH LỤC BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH KHU ĐẤT THUÊ
1 trang 170 0 0 -
21 trang 151 0 0
-
Báo cáo bài tập lớn: Dự án phần mềm quản lý khách sạn
55 trang 149 0 0 -
5 trang 133 0 0
-
Báo cáo: Luận chứng kinh tế kỹ thuật-Điều kiện tự nhiên các địa điểm
99 trang 118 0 0 -
93 trang 95 0 0
-
40 trang 82 0 0