Văn học Hi lạp cổ đại là mảnh nuôi duỡng nghệ thuật… Nơisản sinh ra nhiều nghệ sỹ tài năng như Xaphô, Tiêctê ...Tiêu biểunhất là Hôme – tinh hoa của đất nước “con cháu các vị thần”. Vớitài năng, vốn sống phong phú và uyên thâm về kiến thức văn hóadân gian, hơn nữa ông lại có thời gian được đi nhiều nên tích lũyđược nhiều kinh nghiệm, ông đã sáng tác nên bản anh hùng cachiến trận – Iliat nổi tiếng....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận “Bút pháp miêu tả trong trường ca Iliat của Hôme" PHẦN MỞ ĐẦU1. Lí do chọn đề tài. Văn học Hi lạp cổ đại là mảnh nuôi duỡng nghệ thuật… Nơi sản sinh ra nhiều nghệ sỹ tài năng như Xaphô, Tiêctê ...Tiêu biểu nhất là Hôme – tinh hoa của đất nước “con cháu các vị thần”. Với tài năng, vốn sống phong phú và uyên thâm về kiến thức văn hóa dân gian, hơn nữa ông lại có thời gian được đi nhiều nên tích lũy được nhiều kinh nghiệm, ông đã sáng tác nên bản anh hùng ca chiến trận – Iliat nổi tiếng. Iliat là bản anh hùng ca chiến trận, là bản trường ca về cuộc chiến tranh thành Tơroa. Đọc Iliat ta như bị cuốn vào cái không khí hào hùi. Ở đó ta cảm nhận được một cách toàn diện, cụ thể về những chiến xa, trang phục… và cả tâm trạng của người chiến binh thời kì chiến tranh bộ lạc, lúc nhớ nhà, khi xung trận và cả khi từ giã cõi đời… Tất cả giúp ta hình dung lại một thời đã đầy qua náo nức, hào hùng. Bên cạnh đó qua Iliat, Hôme còn cho ta thấy mẫu người của thời đại ( mà ở đây điển hình là Asin, Hecto). Họ là những con người mang lí tưởng tập thể, tài năng phi thường tràn đầy sức sống,tự do phóng khoáng, luôn vì nghĩa khí, khát khao chiến công và vinh quang. Mẫu người lí tưởng này, các tác phẩm thời bấy giờ có lẽ chưa ai đặt ra được. Đây cũng là một điểm đặc sắc trong nội dung Iliat. Tuy nhiên để làm nên sức sống và giá trị của tác phẩm, bên cạnh nội dung thì hình thức thể hiện cũng đóng một vai trò rất quan trọng. Iliat được coi là mẫu mực cổ điển của anh hùng ca. Điều này được thể hiện ở tính hoành tráng, kì vĩ, cách xây dựng nhân vật sống động. Bút pháp tả thực và bút pháp trữ tình kết hợp nhuần nhuyễn với nhau… Đến đây có thể nói, giá trị mà trường ca Iliat mang lại là rất lớn mà mỗi chúng ta cần tìm hiểu sâu sắc hơn. Và để hiểu hơn về tác phẩm này chúng tôi chọn đề tài “Bút pháp miêu tả trong trường ca Iliat của Hôme” – một khía cạnh nghệ thuật của tác phẩm để nghiên cứu. 2 Lịch sử vấn đề. Có thể nói xuất phát từ những đặc sắc, những giá trị của Iliat màđã có rất nhiều công trình nghiên cứu về bản anh hùng ca này. Ở đâychúng tôi xin đưa ra một số công trình tiêu biểu sau: Trong cuốn Văn học phương Tây, nhà xuất bản Giáo dục (2004)của Đặng Anh Đào và một số tác giả khác, thì đã nghiên cứu khá sâusắc về tác giả Hôme và tác phẩm Iliat. Họ khẳng định Hôme sinhtrưởng tại vùng Loni(Tiểu Á), ông là người có “vốn sống phong phú,am hiểu những nỗii đau khổ và niềm vui sướng cua con người” và làmột thiên tài thi ca lớn. Về tác phẩm thì nhận định, Iliat là “bức tranhchiến trận thời kì chiến tranh bộ lạc và lí tưởng anh hùng của thờiđại Hôme”. Nó cho ta thấy mẫu người anh hùng của thời đại. Khôngnhững thế, Iliat còn là “bài ca nhân đạo, vừa có cái anh hùng cao cả,vừa có cái bi thảm thê lương”. Trong tác phẩm không thiếu nhữngtình phụ tử, tình bạn, tình vợ chồng… Nói rộng hơn qua Iliat. Tathấy được ở Hôme “một trái tim tràn đầy nhiệt tình đồng loại”,thương kiếp sống của con người gian nan, vất vả, sổ phận ngắnngủi. Nội dung ấy được thể hiện qua các biện pháp nghệ thật đặcsắc như: Bút pháp sử thi hoành tráng, sôi nổi, kì vĩ. Thủ pháp xâydựng nhân vật sinh động ấn tượng với diễn biến tâm lí phong phú… Trong cuốn Giáo trình văn học thế giới của Lưu Đức Trung, nhàxuất bản ĐHSPHN (2007), thì chỉ đi sâu nghiên cứu nghệ thuật củaIliat ở những mức độ rộng hẹp khác nhau. Ông khẳng định, nhờ bútpháp miêu tả khách quan mà cuộc chiến Tơroa trở thành một “mẫumực điển hình của nghệ thuật miêu tả chiến tranh thời cổ đại”. Nhịpđiệu kể uyển chuyển lúc trầm lúc bổng tạo ra nhịp hoạt động củacác nhân vật và tạo các đột biến sử thi. Không gian chủ yếu là khônggian chiến trận đầy khói lửa, là bãi chiến trường không rộng baonhiêu nằm giữa thành Tơroa và bờ biển. Nghệ thuật xây dựng hìnhtượng nhân vật đặc sắc và miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật tinh tếthể hiện chủ nghĩa nhân đạo. Trong cuốn Hợp tuyển văn học Châu Âu của Lê Nguyên Cẩn, nhàxuất bản ĐHQGHN (2002), ông cũng nghiên cứu khá kỹ. Về tác giảHôme, ông nhận định : Hôme sinh tại Chios và lúc đầu ông mang tênmột dòng sông Melesigne. Ông bị mù và bắt đầu chuyên tâm sáng tácthơ ca để rồi sau đó tỏa sáng với cái tên Hôme. Lê Nguyên Cẩn chorằng Iliat và Ôđixê thì Hôme đều xuất phát từ truyền thuyết về cuộcchiến tranh Tơroa do các nghệ sĩ hát rong kể. Ở đây Hôme đã táihiện lại hình ảnh các nghệ nhân cũng có nghĩa là tái hiện lại chínhmình. Về tác phẩm Iliat, Lê Nguyên Cẩn khẳng định: Iliat miêu tảcuộc chiến tranh bộ lạc điển hình đó là một “phương thức kiếm lợithông thường”. Nhờ tính hoành tráng mà Hôme miêu tả một khoảnhkhắc chiến tranh không bị nhàm chán. Bên cạnh đó, tác giả đã sửdụng “lối miêu tả chi tiết không phù hợp với trật tự thời gian, lối sosánh mở rộng, lời nhắc lại, sử dụng những định ngữ những đoạntriết lí”. Đến đây có thể nói những công trình nghiên cứu về Hôme và tácphẩm Iliat đ ...