Danh mục

Tiểu luận 'Các công cụ quản lý tài nguyên môi trường'

Số trang: 18      Loại file: doc      Dung lượng: 136.00 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sức ép lớn tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường trái đất do khaithác quá mức các nguồn tài nguyên phục vụ cho các nhu cầu nhà ở, sảnxuất lương thực, thực phẩm, sản xuất công nghiệp ... đã ngày càng làmcho cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường và hậu quả cuối cùng làlàm suy thoái chất lượng sống của cộng đồng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận “Các công cụ quản lý tài nguyên môi trường” PHẦN I. MỞ ĐẦU Sức ép lớn tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường trái đất do khaithác quá mức các nguồn tài nguyên phục vụ cho các nhu cầu nhà ở, sảnxuất lương thực, thực phẩm, sản xuất công nghiệp ... đã ngày càng làmcho cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường và hậu quả cuối cùng làlàm suy thoái chất lượng sống của cộng đồng. Do đó, bảo vệ môi trườngvà quản lý tài nguyên đã trở thành một vấn đề hết sức quan trọng, mộttrong những mục tiêu chính nằm trong các chính sách chiến lược của cácquốc gia. Ngày nay, vấn đề môi trường đã nổi lên như một lĩnh vực kinhtế, được đề cập đến trong mọi hoạt động của xã hội, trong phạm viquốc gia, khu vực và quốc tế. Một vấn đề được đặt ra cho các cấp quản lý, làm sao sử dụngnguồn tài nguyên môi trường được hợp lý và bền vững, không những đápứng được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giữ cân bằng quan hệ giữamôi trường với phát triển ở hiện tại mà còn đảm bảo cho các thế hệtương lai. Nhà nước với tư cách đại diện chung cho toàn xã hội loài người,nhằm duy trì và sử dụng hợp lý các dạng tài nguyên môi trường cho sựphát triển nhân loại. Nhà nước với tư cách chung cho toàn xã hội sửdụng sức mạnh quyền lực và các truyền thống, tập quán của dân tộc đểbiến đường lối chỉ đạo của mình thành hiện thực thông qua việc hìnhthành một cơ cấu tổ chức quản lý hợp lý, một cơ chế sử dụng nhân lựchữu hiệu. Với các công cụ quản lý, chính sách quản lý, các giải phápquản lý thích hợp. Tạo ra và tận dụng các thời cơ, các quan hệ quốc tếđể phát triển bền vững đất nước. Trong giới hạn cho phép chúng tôi tìm hiểu: “Các công cụ quản lýtài nguyên môi trường”. 12 PHẦN II. NỘI DUNG1. Khái niệm và phân loại công cụ quản lý môi trường 1.1. Khái niệm Công cụ quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp hoạt độngvề pháp luật, chính sách, kinh tế, kỹ thuật và xã hội nhằm bảo vệ tàinguyên thiên nhiên và phát triển bền vững kinh tế xã hội. 1.2. Phân loại 1.2.1. Phân loại theo chức năng Có thể phân ra 3 loại như sau: • Công cụ điều chỉnh vĩ mô: là luật pháp và chính sách, thông quađó nhà nước có thể điều chỉnh các hoạt động sản xuất có tác động mạnhmẽ tới việc phát sinh ra ô nhiễm. • Công cụ hành động: là các công cụ có tác động trực tiếp tới hoạtđộng kinh tế - xã hội, như các quy định hành chính, quy định xử phạtv.v... và công cụ kinh tế. • Công cụ phụ trợ: là các công cụ không có tác động điều chỉnhhoặc không tác động trực tiếp tới hoạt động (GIS, mô hình hoá, đánh giámôi trường, kiểm toán môi trường, quan trắc môi trường ). 1.2.2. Phân loại theo bản chất công cụ • Công cụ luật pháp chính sách: Công cụ luật pháp chính sách baogồm các văn bản về luật quốc tế, luật quốc gia, các văn bản khác dướiluật, các kế hoạch và chính sách môi trường quốc gia, các ngành kinh tế,các địa phương. • Công cụ kinh tế: Các công cụ kinh tế gồm các loại thuế, phí đánhvào thu nhập bằng tiền của hoạt động sản xuất kinh doanh. Các công cụnày chỉ áp dụng có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường. 3 • Công cụ kỹ thuật quản lý: Các công cụ kỹ thuật quản lý thực hiệnvai trò kiểm soát và giám sát nhà nước về chất lượng và thành phần môitrường, về sự hình thành và phân bố chất ô nhiễm trong môi trường. Cáccông cụ kỹ thuật quản lý có thể gồm các đánh giá môi trường,monitoring môi trường, xử lý chất thải, tái chế và tái sử dụng chất thải.Các công cụ kỹ thuật quản lý có thể được thực hiện thành công trongbất kỳ nền kinh tế phát triển như thế nào • Công cụ phụ trợ2. Các công cụ luật pháp trong quản lý tài nguyên môi trường: 2.1. Luật môi trường Cơ sở luật pháp của quản lý môi trường là các văn bản về luật quốctế và luật quốc gia về lĩnh vực môi trường. Luật quốc tế về môi trường là tổng thể các nguyên tắc, quy phạmquốc tế điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia, giữa quốc gia và tổchức quốc tế trong việc ngăn chặn, loại trừ thiệt hại gây ra cho môitrường của từng quốc gia và môi trường ngoài phạm vi tàn phá quốc gia.Các văn bản luật quốc tế về môi trường được hình thành một cách chínhthức từ thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, giữa các quốc gia châu Âu, châuMỹ, châu Phi. Từ hội nghị quốc tế về Môi trường con người tổ chứcnăm 1972 tại Thụy Điển và sau Hội nghị thượng đỉnh Rio 92 có rất nhiềuvăn bản về luật quốc tế được soạn thảo và ký kết. Cho đến nay đã cóhàng nghìn các văn bản luật quốc tế về môi trường, trong đó nhiều vănbản đã được chính phủ Việt Nam tham gia ký kết. Luật bảo vệ môi trường Việt Nam được Quốc hội thông qua27/12/1993 và được sửa đổi, bổ sung theo nghị quyết số 52/2005/QH11ngày 29 tháng 11 năm 2005 là quy định pháp luật cao nhất của Nhà nướcvề môi trường.Luật gồm 15 chương. Nghị định 26/CP ngày 26/4/1996 vềxử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường. Bộ Luật ...

Tài liệu được xem nhiều: