Danh mục

TIỂU LUẬN: CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC THEO BLOOM TRONG CHỦ ĐỀ QUAN HỆ VUÔNG GÓC TRONG KHÔNG GIAN

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 106.38 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đánh giá thành tích học tập của học sinh là một bộ phận chính yếu trong giáo dục toán. Sự kiểm tra và. Để đảm bảo chất lượng dạy và học Toán, người giáo viên cần nắm vững và hiểu rõ các mức độ
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TIỂU LUẬN:CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC THEO BLOOM TRONG CHỦ ĐỀ QUAN HỆ VUÔNG GÓC TRONG KHÔNG GIAN ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM BÀI TẬP LỚN CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC THEO BLOOM TRONG CHỦ ĐỀQUAN HỆ VUÔNG GÓC TRONG KHÔNG GIAN Bộ môn : Đánh giá trong dạy học toán Giáo viên hướng dẫn THS.NGUYỄN ĐĂNG MINH PHÚC Sinh viên thực hiện NHÓM 3 - LỚP TOÁN 4B HUỲNH ĐÌNH TUÂN NGUYỄN ANH VĂN HUỲNH VĂN QUY DƯƠNG HUYỀN PHƯƠNG Huế, tháng 11 năm 2010 i MỤC LỤCMỤC LỤC 1MỞ ĐẦU 1 0.1 Nhận biết . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2 0.2 Thông hiểu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4 0.3 Vận dụng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6 0.4 Khả năng bậc cao . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7TÀI LIỆU THAM KHẢO 11 1 MỞ ĐẦUĐánh giá thành tích học tập của học sinh là một bộ phận chính yếu trong giáodục toán. Sự kiểm tra và đánh giá là hết sức cần thiết để đánh giá tính sẵn sàngcủa học sinh cho việc học mới, cung cấp cho giáo viên những thông tin phản hồi,giúp cho việc thiết kế việc học mới.Hiện nay, trong quá trình đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, đánhgiá cũng có sự đổi mới. Đánh giá không còn được sử dụng để từ chối cơ hội học tậpcủa người học mà là phương tiện để nuôi dưỡng sự phát triển hướng đến những kỳvọng cao hơn. Để đánh giá phát huy được hiệu quả tích cực, vấn đề quan trọng làphải xác định được mục tiêu trong giáo dục toán. Sự phân loại các mục tiêu giáodục toán theo các mức độ nhận thức của Bloom gồm có bốn mức độ: • Nhận biết. • Thông hiểu. • Vận dụng. • Những khả năng bậc cao.Tuy vậy, việc cụ thể hóa bốn mức độ này trong từng chủ đề dạy học cụ thể khôngphải là một việc đơn giản.Chủ đề quan hệ vuông góc trong không gian trong chương trình hình học lớp 11là một chủ đề khó đối với cả người dạy và người học. Nhằm xác định mục tiêu giáodục cụ thể trong chủ đề này, chúng tôi chọn đề tài: Các mức độ nhận thức theoBloom trong chủ đề quan hệ vuông góc trong không gian.Trong đề tài, chúng tôi xác định các yêu cầu đối với học sinh tương ứng với từngmức độ nhận thức. Chúng tôi cố gắng đưa và phân tích các ví dụ để minh họa rõràng hơn trong từng mức độ nhận thức cụ thể. Trong mỗi ví dụ, chúng tôi lý giảicác yêu cầu của nó và làm rõ vì sao nó được xếp vào mức độ nhận thức tương ứng.Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, song đề tài không thể tránh khỏi thiếu sót, chúng tôirất mong nhận được các ý kiến đóng góp của người đọc. Mọi ý kiến đóng góp xingởi về địa chỉ email: galois31416@gmail.com.Cuối cùng, chúng tôi xin chân thành cám ơn thầy giáo Nguyễn Đăng Minh Phúcđã tạo điều kiện cho chúng tôi thực hiện đề tài này, cám ơn các bạn trong lớp toán4B đã đọc và cho ý kiến đóng góp để đề tài được hoàn chỉnh hơn. 1 CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC THEO BLOOM TRONG CHỦ ĐỀ QUAN HỆ VUÔNG GÓC TRONG KHÔNG GIAN0.1 Nhận biết Nhận biết bao gồm • Kiến thức và thông tin: Khả năng gọi ra những định nghĩa, ký hiệu, khái niệm và lý thuyết. • Kỹ thuật và kỹ năng: Sử dụng trực tiếp việc tính toán và khả năng thao tác trên các biểu diễn ký hiệu; các lời giải.Học xong chương này, ở mức độ nhận biết HS cần đạt được: • Một số kết quả về vector đã được trình bày trong Hình học phẳng vẫn còn đúng trong không gian. • Khái niệm ba vector đồng phẳng, điều kiện đồng phẳng. • Khái niệm góc giữa hai đường thẳng, hai đường thẳng vuông góc. • Định nghĩa, điều kiện đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, một số tính chất, định lý ba đường vuông góc, khái niệm góc giữa đường thẳng và mặt phẳng, phương pháp tính góc giữa các yếu tố đó. • Khái niệm góc giữa hai mặt phẳng, định nghĩa hai mặt phẳng vuông góc và một số tính chất liên quan. • Nhớ định nghĩa, nhận dạng một số hình lăng trụ đặc biệt, hình chóp đều, hình chóp cụt đều. • Nhớ khái niệm khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng, mặt phẳng, khoảng cách giữa đường thẳng và mặt phẳng song song, khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song, khái niệm đường vuông góc chung của hai đường thẳng chéo nhau, định nghĩa khoảng cách của hai đường thẳng chéo nhau và một số phương pháp cơ bản để tính khoảng cách giữa yếu tố. 2Ví dụ 0.1.1. Cho ba vector a, b, c trong đó a, c k ...

Tài liệu được xem nhiều: