Danh mục

TIỂU LUẬN: Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Việt Nam

Số trang: 29      Loại file: pdf      Dung lượng: 367.79 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 14,500 VND Tải xuống file đầy đủ (29 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật đòi hỏi nguồn nhân lực ngày càng tăng về số lượng và nâng cao về chất lượng để đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước, tạo điều kiện để đất nước phát triển nhanh và bền vững . Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phải tiến hành đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chủ yếu là thông qua giáo dục....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TIỂU LUẬN: Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Việt Nam TIỂU LUẬN: Chính sách đào tạo và pháttriển nguồn nhân lực Việt Nam LỜI MỞ ĐẦU Nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật đòi hỏi nguồn nhân lực ngày càng tăng về số lượng và nâng cao về chất lượng để đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước, tạo điều kiện để đất nước phát triển nhanh và bền vững . Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phải tiến hành đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chủ yếu là thông qua giáo dục. Vì vậy để thực hiện có hiệu quả quá trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cần phải có những chính sách cụ thể để hướng dẫn thực hiện. quá trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có hiệu quả. Vì vậy em thực hiện đề tài: “Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Việt Nam” nhằm có những hiểu biết về các chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực và tình hình thực hiện các chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay.I. Khái niệm và các thành phần của chính sách quản lý nguồn nhân lực 1. Các khái niệm cơ bản. 1.1 Khái niệm nguồn nhân lực Nguồn nhân lực là nguồn lực con người, là một trong ba yếu tố của quá trình sản xuất, cung cấp sức lao động cho xã hội tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Nguồn nhân lực được xem xét trên nhiều khía cạnh khác nhau nên có những khái niệm khác nhau. Tiếp cận dựa trên khả năng lao động của con người: Nguồn nhân lực bao gồm tất cả những người có cơ thể phát triển bình thường có khả năng lao động. Tiếp cận dựa vào khả năng lao động và giới hạn tuổi lao động: Nguồn nhân lực bao gồm tất cả những người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động không kể đến trạng thái có việc làm hay không có việc làm. Tiếp cận theo cách hiểu của các nhà kinh tế: Nguồn nhân lực là tổng thểnhững tiềm năng của con người của một quốc gia có trong một thời kỳ nhất định.Tiềm năng đó bao gồm tổng hòa năng lực về thể lực, trí lực, nhân cách của conngười đáp ứng một cơ cấu do nền kinh tế - xã hội đòi hỏi ( về số lượng, chất lượngvà cơ cấu). Như vậy nguồn nhân lực bao gồm hai bộ phận: bộ phận thứ nhất là tất cảnhững người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động. Bộ phận thứ hai là nhữngngười ngoài độ tuổi lao động, có khả năng lao động và có nhu cầu tham gia laođộng. Khi nghiên cứu về nguồn nhân lực không chỉ xem xét về mặt số lượng màphải xem xét cả về mặt chất lượng nguồn nhân lực bao gồm sức khỏe, trình độ họcvấn, trình độ chuyên môn lành nghề, năng lực, phẩm chất và thái độ lao động của cánhân người lao động, cũng như phải xem xét cả về mặt cơ cấu nguồn nhân lực. Chấtlượng nguồn nhân lực còn phụ thuộc vào cơ cấu đội ngũ lao động, trình độ, nănglực tổ chức và quản lý, khả năng phối hợp để thực hiện các mục tiêu đặt ra. 1.2 Khái niệm quản lý nguồn nhân lực “ Quản lý nguồn nhân lực là tìm mọi cách tạo thuận lợi cho mọi người trong tổchức hoàn thành tốt các mục tiêu chiến lược và các kế hoạch của tổ chức, tăngcường cống hiến của mọi người theo hướng phù hợp với chiến lược của tổ chức,đạo đức và xã hội”.[ 5,tr 29]. Ở cấp độ vi mô tổ chức ở đây là: tổ sản xuất, phân xưởng, phòng ban, doanhnghiệp. Và các hoạt động quản lý nguồn nhân lực ở cấp độ này bao gồm các hoạtđộng tuyển mộ tuyển chọn, bố trí lực lao động trong tổ chức, tổ chức đào tạo vàphát triển lao động … nhằm đảm bảo một lực lượng lao động đáp ứng được yêu cầucông việc của tổ chức cả về mặt số lượng và chất lượng. Ở cấp độ vĩ mô thì tổ chức ở đây có thể là địa phương, quốc gia, có thể là khuvực và quốc tế. Và hoạt động quản lý nguồn nhân lực ở đây bao gồm một số hoạtđộng như quyết định các chính sách quốc gia, kế hoạch về nguồn nhân lực, phân bổsử dụng lao động toàn xã hội. Ban hành và hướng dẫn thi hành các văn bản phápluật lao động và kiểm tra việc thi hành pháp luật lao động … Và các hoạt động trênnhằm tạo ra một lực lượng lao động đủ về số lượng và cao về chất lượng, có cơ cấuhợp lý đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Như vậy, Quản lý nguồn nhân lực là một quá trình phải được xem xét trongmối quan hệ không thể tách rời giữa các quá trình: Phát triển nguồn nhân lực, phânbố nguồn nhân lực và sử dụng nguồn nhân lực. 1.3 Khái niệm đào tạo “Đào tạo được hiểu là các hoạt động học tập nhằm giúp cho người lao động cóthể thực hiện hiệu quả hơn chức năng nhiệm vụ của mình”.[1, tr 161] Đào tạo là những hoạt động học tập được diễn ra trong thời gian ngắn hạnnhằm cung cấp cho người lao động những kiến thức, kỹ năng chuyên sâu hơn vềcông việc hiện tại, củng cố và bổ sung những kiến thức và kỹ năng, trình độ chuyênmôn còn thiếu hụt của người lao động. Đó là các hoạt động học tập nhằm nâng caokiến thức, trình độ, kỹ năng của người lao động để thực hiện có hiệu quả hơn côngviệc hiện t ...

Tài liệu được xem nhiều: