Danh mục

Tiểu luận đề tài: Đánh giá hiện trạng môi trường đất và các quy định pháp luật để bảo vệ môi trường đất

Số trang: 50      Loại file: doc      Dung lượng: 180.50 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 11,000 VND Tải xuống file đầy đủ (50 trang) 0
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đất có vai trò quan trọng trong nhiều quá trình tự nhiên như: - Môi trường cho cây trồng sinh trưởng và phát triển, đảm bảo an ninh sinh thái và an ninh lương thực; - Nơi chứa đựng và phân huỷ chất thải; - Nơi cư trú của động vật đất; - Lọc và cung cấp nước,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận đề tài: Đánh giá hiện trạng môi trường đất và các quy định pháp luật để bảo vệ môi trường đất ĐẶT VẤN ĐỀ Ðất là một dạng tài nguyên vật liệu của con người. Ðất có hai nghĩa: đất đai là nơi ở, xây dựng cơ sở hạ tầng của con người và thổ nhưỡng là mặt bằng để sản xuất nông lâm nghiệp. Đất có vai trò quan trọng trong nhiều quá trình tự nhiên như: - Môi trường cho cây trồng sinh trưởng và phát triển, đảm bảo an ninh sinh thái và an ninh lương thực; - Nơi chứa đựng và phân huỷ chất thải; - Nơi cư trú của động vật đất; - Lọc và cung cấp nước,... - Địa bàn cho các công trình xây dựng Đất là tài nguyên vô giá nó gắn chặt với đời sống con người, đất làm nhà ở, đất để sinh sống, đất để canh tác, đất để sản xuất mọi hoạt động của con người đều phần nào liên quan tới đất. Hiện nay vấn đề đất đai lại nóng hơn bao giờ hêt, không chỉ đất ở, đất sản xuất nông nghiệp mà đất rừng cũng được mọi người vô cùng quan tâm. Với vai trò vô cùng quan như vậy thì cũng cần phải có nhiều những điều luật quy định về cách thức sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về vấn đề này thì khá là phong phú và đa dạng. Chính vì vậy mà em đã chọn làm bài tiêu luận về pháp luật môi trường có nội dung là “Đánh giá hiện trạng môi trường đất và các quy định pháp luật để bảo vệ môi trường đất” Tiểu luận Pháp luật Lâm nghiệp và môi trường 1 I. HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN ĐẤT CỦA VIỆT NAM Diện tích Việt Nam là 33.168.855 ha, đứng thứ 59 trong hơn 200 nước trên thế giới. Theo Lê Văn Khoa, đất bằng ở Việt Nam có khoảng >7 triệu ha, đất dốc >25 triệu ha. >50% diện tích đất đồng bằng và gần 70% diện tích đất đồi núi là đất có vấn đề, đất xấu và có độ phì nhiêu thấp, trong đó đất bạc màu gần 3 triệu ha, đất trơ sỏi đá 5,76 triệu ha, đất mặn 0,91 triệu ha, đất dốc trên 25o gần 12,4 triệu ha. Bình quân đất tự nhiên theo đầu người là 0,4 ha. Theo mục đích sử dụng năm 2000, đất nông nghiệp 9,35 triệu ha, lâm nghiệp 11,58 triệu ha, đất chưa sử dụng 10 triệu ha (30,45%), chuyên dùng 1,5 triệu ha. Đất tiềm năng nông nghiệp hiện còn khoảng 4 triệu ha. Bình quân đất tự nhiên ở Việt Nam là 0,6 ha/người. Bình quân đất nông nghiệp theo đầu người thấp và giảm rất nhanh theo thời gian, năm 1940 có 0,2 ha, năm 1995 là 0,095 ha. Đây là một hạn chế rất lớn cho phát triển. Đầu tư và hiệu quả khai thác tài nguyên đất ở Việt Nam chưa cao, thể hiện ở tỷ lệ đất thuỷ lợi hoá thấp, hiệu quả dùng đất thấp, chỉ đạt 1,6vụ/năm, năng suất cây trồng thấp, riêng năng suất lúa, cà phê và ngô đã đạt mức trung bình thế giới. Suy thoái tài nguyên đất Việt Nam bao gồm nhiều vấn đề và do nhiều quá trình tự nhiên xã hội khác nhau đồng thời tác động. Những quá trình thoái hoá đất nghiêm trọng ở Việt Nam là: - Xói mòn rửa trôi bạc màu do mất rừng, mưa lớn, canh tác không hợp lý, chăn thả quá mức. Theo Trần Văn ý – Nguyễn Quang Mỹ (1999) >60% lãnh thổ Việt Nam chịu ảnh hưởng của xói mòn tiềm năng ở mức >50tấn/ha/năm; - Chua hoá, mặn hoá, phèn hoá, hoang mạc hoá, cát bay, đá lộ đầu, mất cân bằng dinh dưỡng,... Tỷ lệ bón phân N : P2O5 : K2O trung bình trên thế giới là 100 : 33 : 17, còn ở Việt Nam là 100 : 29 : 7, thiếu lân và kali nghiêm trọng. Việt Nam Tiểu luận Pháp luật Lâm nghiệp và môi trường 2 phấn đấu đến 2010 đất nông nghiệp sẽ đạt 10 triệu ha, trong đó có 4,2 - 4,3 triệu ha lúa, 2,8 - 3 triệu ha cây lâu năm, 0,7 triệu ha mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, đảm bảo cung ứng 48 - 55 triệu tấn lương thực (cả màu); Đất lâm nghiệp đạt 18,6 triệu ha (50% độ che phủ), trong đó có 6 triệu ha rừng phòng hộ, 3 triệu ha rừng đặc dụng, 9,7 triệu ha rừng sản xuất; Cảnh quan tự nhiên (chủ yếu là sông, suối, núi đá,...) còn 1,7 triệu ha. II. NGUYÊN NHÂN SUY THOÁI TÀI NGUYÊN ĐẤT 2.1. Quá trình rửa trôi và xói mòn đất: Đây là quá trình phổ biến vì 3/4 diện tích đất tự nhiên là đồi núi, có độ dốc cao, lượng mưa lớn lại tập trung 4 - 5 tháng trong mùa mưa, chiếm tới 80% tổng lượng mưa năm. Ngoài ra, quá trình xói mòn, rửa trôi gia tăng do hoạt động của con người mà đặc trưng là: mất rừng, đốt nương làm rẫy và canh tác không hợp lý trên đất dốc. 2.2. Quá trình hoang mạc hoá: Theo định nghĩa của FAO thì hoang mạc hoá là quá trình tự nhiên và xã hội phá vỡ cân bằng sinh thái của đất, thảm thực vật, không khí và nước ở các vùng khô hạn và bán ẩm ướt... Quá trình này xãy ra liên tục, qua nhiều giai đoạn, dẫn đến giảm sút hoặc huỷ hoại hoàn toàn khả năng dinh dưỡng của đất trồng, giảm thiểu các điều kiện sinh sống và làm gia tăng sinh cảnh hoang tàn”. Chỉ tiêu quan trọng nhất để xác định độ hoang mạc hoá là tỷ lệ lượng mưa hàng năm so với lượng bốc thoát hơi nước tiềm năng trong giới hạn từ 0,05 - 0,65 (Công ước chống sa mạc hoá). Hiện nay hiện tượng hoang mạc hoá thể hiện rõ nhất trên đất trống đồi núi trọc, không còn lớp phủ thực vật, địa hình dốc, chi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: