Danh mục

Tiểu luận đề tài: Văn hóa làng và xây dựng làng văn hóa ở tỉnh Quảng Nam hiện nay

Số trang: 124      Loại file: pdf      Dung lượng: 6.04 MB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong chiến lược phát triển của đất nước, vấn đề nông nghiệp - nông thôn - nông dân có vị trí đặc biệt. Các Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX của Đảng đều xác định quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước phụ thuộc rất lớn vào quá trình CNH, HĐH nông nghiệp - nông thôn. Giải quyết tốt vấn đề nông nghiệp - nông thôn và nông dân đã, đang và sẽ là bài toán then chốt tạo tiền đề cơ bản cho chúng ta...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận đề tài: Văn hóa làng và xây dựng làng văn hóa ở tỉnh Quảng Nam hiện nay LUẬN VĂN:Văn hóa làng và xây dựng làng văn hóa ở tỉnh Quảng Nam hiện nay mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong chiến lược phát triển của đất nước, vấn đề nông nghiệp - nông thôn - nôngdân có vị trí đặc biệt. Các Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX của Đảngđều xác định quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước phụthuộc rất lớn vào quá trình CNH, HĐH nông nghiệp - nông thôn. Giải quyết tốt vấn đềnông nghiệp - nông thôn và nông dân đã, đang và sẽ là bài toán then chốt tạo tiền đề cơbản cho chúng ta thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH. Với khoảng 80% dân số sinhsống trên địa bàn nông thôn, các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia hay từng khuvực đều phải đặt nông nghiệp - nông thôn như một khu vực kinh tế - xã hội trọng điểm vàgiàu tiềm năng, có tính quyết định đối với sự phát triển. Trong bối cảnh này, nếu giải quyếttốt các vấn đề văn hóa ở nông thôn chúng ta sẽ có những tiền đề và điều kiện cơ bản đểgiải quyết các vấn đề về phát triển kinh tế - xã hội và văn hóa khu vực, bởi phát triển vănhóa vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội ở từng địa phương,khu vực và cả nước. Văn hóa phải được gắn kết với quá trình phát triển kinh tế - xã hội với quá trìnhCNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Hoạt động văn hóa ở nông thôn phải có mục tiêu, nộidung, các biện pháp và bước đi thích hợp để thực sự đóng vai trò là động lực và mục tiêu củasự phát triển nông nghiệp - nông thôn. Đây là những vấn đề có tính chiến lược mà nếu giảiquyết tốt sẽ là những cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng cho sự phát triển văn hóa, pháttriển kinh tế - xã hội ở nước ta nói chung và Quảng Nam nói riêng trong giai đoạn sắp tới. Cuộc vận động xây dựng làng văn hóa của Đảng và Nhà nước ta đã và đang đượcphát động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với phát triển văn hóa, phát triển kinh tế - xãhội ở nông thôn nước ta trong giai đoạn hiện nay. Nông thôn là một khu vực bao gồm hai thực thể xã hội cơ bản: làng - xã và các thịtứ, thị trấn; trong đó làng xã là thực thể xã hội cơ bản, tiêu biểu cho xã hội nông thôn, làmột khu vực tụ cư của cư dân nông thôn. Trong biến thiên lịch sử, làng - xã và văn hóalàng - xã có một vị trí đặc biệt. Do đó, nói đến nông thôn trước hết là phải nói đến làng -xã, từ làng - xã ta có thể có một bức tranh khá toàn diện về xã hội nông thôn trong quátrình phát triển. Làng - xã có thể hình dung như một quốc gia thu nhỏ, có đời sống vật chất và tinhthần bền vững. Vì vậy, trong bối cảnh CNH, HĐH đất nước hiện nay, phát huy những giátrị văn hóa làng, kết hợp với những yếu tố hiện đại của cuộc vận động xây dựng làng vănhóa thực chất là quá trình tiếp biến văn hóa, là quy luật vận động tất yếu của văn hóađương đại trong việc kế thừa và phát triển truyền thống văn hóa dân tộc. Xây dựng làng văn hóa là sự kế thừa và phát triển làng - xã Việt Nam trong điềukiện mới phù hợp với sự tiến bộ văn hóa xã hội. Làng là cái nôi văn hóa được ví như tấmgương phản chiếu sinh động nhất truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc: chủ nghĩa yêunước, tinh thần đoàn kết cộng đồng, thuần phong mỹ tục, mối quan hệ xóm giềng, mốiquan hệ giữa các thành viên trong gia đình...tất cả kết thành tinh hoa văn hóa và bản lĩnhvăn hóa Việt Nam không bị đồng hóa bởi các thế lực xâm lược đô hộ. Tinh hoa ấy cầnđược phát huy mạnh mẽ biến thành động lực tinh thần cho công cuộc xây dựng làng vănhóa, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh ở nông thôn, làm nền tảng cho việc giữ gìnvà phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Làng văn hóa chính là mảnh đất màu mỡ nuôi dưỡng và phát triển các giá trị đạođức, tình cảm, lối sống của cộng đồng...Và đây cũng chính là mảnh đất có khả năng tiềmtàng trong việc ngăn chặn và đẩy lùi những hiện tượng văn hóa tiêu cực đã và đang tácđộng dữ dội đến mọi mặt của đời sống xã hội và gây ra những thay đổi đáng kể trong thanggiá trị xã hội ở thời điểm hiện nay. Mặt trái của kinh tế thị trường đang có nguy cơ phá vỡ những giá trị văn hóatruyền thống. Bản sắc văn hóa dân tộc có những lúc, những nơi bị xâm hại bởi các sức mạnhghê gớm của nó như: chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng...Kinh tế thị trường phát triển, lũytre làng không còn là vành đai cát cứ. Nhưng tính cục bộ, địa phương chủ nghĩa, phép vuathua lệ làng, tệ cường hào ở nông thôn lại trỗi dậy. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự xáotrộn các mối quan hệ trong làng và giữa các làng, làm nảy sinh hàng loạt vấn đề về ý thức đoànkết cộng đồng, diện mạo văn hóa, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội... Cơ chế thị trường đang len lỏi vào những miền quê xa xôi nhất và có nguy cơ phávỡ nét thanh bình của làng - xã xa xưa. Cây đa, bến nước, sân đình- hình ảnh tiêu biểu củalàng quê đang có dấu hiệu bị biến dạng. Các tệ nạn xã hội đang có cơ hội và điều kiệnchuyển dịch về nông thôn. Ma chay, cưới xin vẫn có xu hướng quay lại với tập tục rườm rà,tốn kém, xen lẫn cả mê tín dị đoan... Chính vì vậy, việc xây dựng làng văn hóa là nhằm bảo vệ và phát huy các giá trịcủa văn hóa làng, phát huy tính tích cực của nó. Văn hóa làng vừa là kết quả hoạt động củanhững con người ở làng, đồng thời là môi trường, động lực làm cho từng thành viên trongcộng đồng làng giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống và tiếp tục tạo ra những giá trị vănhóa tiên tiến. Và, chỉ khi đó làng văn hóa mới thực sự khẳng định vai trò góp phần điềuchỉnh các quan hệ xã hội trong cơ chế thị trường, làm động lực phát triển nông thôn ở nước tahiện nay. Quảng Nam cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước đã và đang thực hiệnchủ trương xây dựng làng văn hóa. Cuộc vận động xây dựng làng văn hóa ở Quảng Namtuy mới được chú trọng từ khi tái lập t ...

Tài liệu được xem nhiều: