Danh mục

Tiểu luận: Giao tiếp và vai trò của giao tiếp trong quản trị kinh doanh. Ứng dụng trong thực tế

Số trang: 19      Loại file: doc      Dung lượng: 122.50 KB      Lượt xem: 32      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Quản trị kinh doanh đã và đang trở thành một hoạt động quan trọng trong nền kinh tế của nhiều xã hội, nhưng vốn tri thức về tâm lý học quản trị kinh doanh chỉ cách đây không lâu và cũng không được mấy nhà quản trị coi trọng. Một trong những kỹ năng quan trọng cần có của nhà quản trị đó là kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận: Giao tiếp và vai trò của giao tiếp trong quản trị kinh doanh. Ứng dụng trong thực tế Tâm lý quản trị -1- Nhóm: 11 ------ Tiểu Luận Giao tiếp và vai trò của giao tiếp trong quản trị kinh doanh. Ứng dụng trong thực tế Lớp học phần: 1002TMKT0221 Tâm lý quản trị -2- Nhóm: 11 LỜI NÓI ĐẦU Quản trị kinh doanh đã và đang trở thành một hoạt động quan trọng trong nền kinh tế của nhiều xã hội, nhưng vốn tri thức về tâm lý học quản trị kinh doanh chỉ cách đây không lâu và cũng không được mấy nhà quản trị coi trọng. Một trong những kỹ năng quan trọng cần có của nhà quản trị đó là kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh. Khi nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn phát triển, kéo theo sự thay đổi về tâm lý của con người trong xã hội cũng như trong giao tiếp kinh doanh. Vấn đề này đòi hỏi các nhà quản trị phải tạo dựng được cho mình một kỹ năng giao tiếp tốt nhằm tạo dựng phong cách và đổi mới kinh doanh. Ngày nay, quản trị trị kinh doanh đã trở thành ngành kinh tế quan trọng và giao tiếp trong kinh cũng là nhu cầu cần thiết cho các nhà quản trị. Nó đóng góp to lớn vào sự thành công của các nhà quản trị và sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội . Để hiểu biết rõ hơn về hoạt động giao thiếp trong kinh doanh cũng như vai trò của giao tiếp trong kinh doanh các bạn hãy cùng chúng tôi nghiên đề tài: “Giao tiếp và vai trò của giao tiếp trong quản trị kinh doanh. Ứng dụng trong thực tê”qua đó chúng tôi có đề ra những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh cho các nhà quản trị. Lớp học phần: 1002TMKT0221 Tâm lý quản trị -3- Nhóm: 11 CHƢƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIAO TIẾP. 1.1, Các vấn đề cơ bản. 1.1.1, Khái niệm giao tiếp. Giao tiếp là một trong những nhu cầu quan trọng của con người. - Giao tiếp là sự tiếp xúc giữa người với người, thông qua đó mà con người trao đổi với nhau về thông tin, cảm xúc,tìm hiểu lẫn nhau, tác động qua lại với nhau. - Để thực hiện giao tiếp, con người sử dụng ngôn ngữ ( lời nói, chữ viết), các dấu hiệu phi ngôn ngữ (nét mặt, cử chỉ, trang phục…) nhằm tạo dựng các mối quan hệ trong đời sống, kinh doanh, quản trị… 1.1.2, Chức năng của giao tiếp. - Giao tiếp giữ chức năng thu nhận và trao đổi thông tin về kinh doanh diễn ra trên thương trường. - Giao tiếp còn giữ chức năng giao lưu tình cảm, tư tưởng, văn hoá … để phát triển nhân cách con người cho hoàn chỉnh, tâm hồn, tình cảm ngày càng phong phú. 1.1.3, Mục đích của giao tiếp. - Để truyền đạt các mệnh lệnh, chỉ thị... hay chính là để thực hiện một chức năng giao tiếp cơ bản của quản trị. - Để tìm hiểu, tiếp nhận các thông tin, từ đó đề ra những quyết định chính xác và kịp thời trong hoạt động kinh doanh. - Nhằm mục đích trao đổi tâm tư, tình cảm, ý nghĩ với nhau. Lớp học phần: 1002TMKT0221 Tâm lý quản trị -4- Nhóm: 11 1.2. Các mô hình, công cụ và phong cách giao tiếp. 1.2.1, Các mô hình giao tiếp: Mô hình giao tiếp Wiener Theo quan điểm của Wiener thì giao tiếp là một quá trình hai chiều. Mô hình giao tiếp của Wiener: Điều chỉnh Bộ phát Thông điệp Bộ thu Phản hồi Mô hình giao tiếp của Birdwhistell Giao tiếp là một quá trình đa kênh, sử dụng tổng hợp các phương tiện và giác quan để làm cho các bên đối thoại hiểu nhau tối đa. Các kênh đó là : Thính giác, thị giác, khứu giác, vị giác, xúc giác. Mô hinh Jacobon Jacobson đưa ra mô hình giao tiếp: Mô hình cấu trúc và mô hình chức năng. - Mô hình cấu trúc: Gồm 6 yếu tố; người truyền đạt, bản thông điệp, người tiếp nhận, bộ mã, sự giao tiếp, bối cảnh giao tiếp. - Mô hình chức năng: Là mô hình tổng quát của mọi sự giao tiếp và bao gồm 6 yếu tố: Chức năng nhận thức, chức năng duy trì sự tiếp xúc, chức năng cảm xúc, chức năng nêu ngữ, chức năng thơ mộng, chức năng quy chiếu. 1.2.2, Các công cụ giao tiếp: Công cụ giao tiếp chủ yếu của con người là ngôn ngữ nói, sau đó là ngôn ngữ biểu cảm, ngôn ngữ viết. Lớp học phần: 1002TMKT0221 Tâm lý quản trị -5- Nhóm: 11 - Ngôn ngữ nói: Là công cụ giao tiếp được sử dụng phổ biến nhất. Qua ngôn ngữ nói ta có thể nhận biết con người thông minh hay dốt nát, người nóng nảy hay nhã nhặn, kẻ ích kỷ kiêu kăng hay người độ lượng khiêm tốn. - Ngôn ngữ viết: Được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp dưới danh thông báo, chỉ thị, nghị quyết, báo cáo, ký kết hợp đồng, thiếp mời, thiếp chúc mừng, nội dung báo cáo… - Ngôn ngữ biểu cảm: Là sự biểu lộ tình cảm, thái độ của con người trong giao tiếp, thông qua dáng điệu, nét mặt, ánh mắt, nụ cười, cử chỉ… 1.2.3, Phong cách giao tiếp. Là hệ thống phương thức mà con người sử dụng khi giao tiếp và quan hệ với nhau. Nó bao gồm một hệ thống các hành vi, cử chỉ, lời nói được sử dụng trong quá trình giao tiếp. Phong cách giao tiếp của con người có những nét đặc trưng sau: - Mang tính ổn định cá nhân - Mang tính ổn định xã hội - Mang tính linh hoạt, mềm dẻo CHƢƠNG II: GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH. 2.1, Lý luận giao tiếp trong kinh doanh. 2.1.1, Khái niệm, đặc điểm. Khái niệm. Giao tiếp trong kinh doanh là mối quan hệ hay sự tiếp xúc giữa những con người với nhau trong hoạt động kinh doanh n ...

Tài liệu được xem nhiều: