Danh mục

Tiểu luận kết thúc môn Giáo dục học mầm non: Thực trạng kết hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục kỹ tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé ở Trường Mầm non 8/3 Thành phố Lạng Sơn

Số trang: 42      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.01 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 42,000 VND Tải xuống file đầy đủ (42 trang) 0
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu đề tài nhằm tìm hiểu thực trạng kỹ năng tự phục vụ của trẻ mẫu giáo bé ở trường Mầm non 8/3 TP Lạng Sơn. Từ đó đề xuất biện pháp kết hợp nhà trường - gia đình để giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận kết thúc môn Giáo dục học mầm non: Thực trạng kết hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục kỹ tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé ở Trường Mầm non 8/3 Thành phố Lạng Sơn SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LẠNG SƠN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM THỰC TRẠNG KẾT HỢP NHÀ TRƯỜNG VÀ GIA ĐÌNH TRONG RÈN KỸ NĂNG TỰ PHỤC VỤ CHO TRẺ MẪU GIÁO BÉ Ở TRƯỜNG MẦM NON 8/3 THÀNH PHỐ LẠNG SƠN TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN HỌC GIÁO DỤC HỌC MẦM NON Giảng viên hướng dẫn: ThS.Tạ Thị Thu Hằng Sinh viên: Liễu Thị Hồng Thu Lớp: K18MN Khoa: Đào tạo Giáo viên Chuyên ngành: Giáo dục mầm non Lạng Sơn, tháng 11 năm 2022 MỤC LỤC MỞ ĐẦU Trang 1. Lý do chọn đề tài …………………………………………………………. 1 2. Mục đích nghiên cứu ……………………………………………………… 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu . …………………………………………………….. 3 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ……………………………………….. 3 5. Phạm vi nghiên cứu ….………………………………………………..…... 3 6. Các phương pháp nghiên cứu ……………………………………………… 3 6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận ………………………..…..... 3 6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn ………………………….... 4 6.3. Nhóm phương pháp thống kê toán học ………………………...…. 4 NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Một số khái niệm cơ bản ………………………………………………..…. 5 1.1. Kỹ năng tự phục vụ …………………………………………………..…. 5 1.2. Giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mầm non ………………..……. 5 1.3. Nội dung giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mầm non ………...... 5 2. Đặc điểm phát triển của trẻ mẫu giáo bé …………………………………... 6 3. Vai trò của việc kết hợp nhà trường và gia đình trong giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mầm non …………………………………………………………... 8 CHƯƠNG II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1. Vài nét về khách thể nghiên cứu ………………………………………... 11 2.2. Nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mầm non ............................................................... ............. 12 2.3. Thực trạng mức độ thường xuyên phối hợp giáo dục dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ ………………………………………………………………………... 13 2.4. Thực trạng nội dung kết hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé ở Trường Mầm non 8/3 TP Lạng Sơn .… 15 2.5. Thực trạng kỹ năng tự phục vụ của trẻ mẫu giáo bé Trường Mầm non 8/3 TP Lạng Sơn ………………………………………………………………………. 17 2.6. Nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác phối hợp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé ở Trường Mầm non 8/3 TP Lạng Sơn ……….………….. 19 2.7. Biện pháp kết hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé ở Trường Mầm non 8/3 TP Lạng Sơn ………………. 24 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận ........................................................................................................... 32 2. Kiến nghị ......................................................................................................... 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………… 35 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trẻ em hôm nay - Thế giới ngày mai, trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp của cha ông, gánh vác mọi công việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc - xã hội chủ nghĩa. Mọi trẻ em sinh ra đều có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, tồn tại và phát triển. Khi xã hội ngày càng phát triển thì giá trị con người ngày càng được nhận thức đúng đắn và được đánh giá toàn diện. Vì một tương lai tươi sáng, trẻ em sẽ trở thành chủ nhân hữu ích của tương lai, thì ngay từ tuổi ấu thơ trẻ phải được hưởng một nền giáo dục phù hợp, hiện đại và toàn diện về mọi mặt; Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển nhân cách con người mới, con người Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Việc chăm sóc giáo dục trẻ em ngay từ những tháng năm đầu tiên của cuộc sống là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Mục tiêu Giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng cần thiết của lứa tuổi này khơi dậy và phát triển tối đa khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học tập ở các cấp học tiếp theo. Muốn đạt được những mục tiêu giáo dục đó người làm nhiệm vụ cần chú trọng đến vấn đề giáo dục tính tự lập cho trẻ; Tuy nhiên ở lứa tuổi này nếu như không biết uốn nắn trẻ không đến nơi thì sẽ gây khó khăn cho các bậc học sau này. Chính vì vậy người lớn chúng ta cần phải rèn luyện cho trẻ những thói quen tốt ngay từ nhỏ. Như ông bà nói “Dạy trẻ từ thủa còn thơ”. Thật vậy, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế rất nhiều bậc phụ huynh có ít thời gian để quan tâm và hướng dẫn con cái chính vì vậy trẻ thường hay ỷ lại và không tự lo cho bản thân. Trẻ em ngày nay đã thông minh hơn, hoạt bát, lém lỉnh hơn nhiều so với trẻ ngày xưa. Tuy nhiên các con lại rất thiếu kĩ năng sống, thiếu khả năng tự lập thường hay dựa dẫm vào người lớn. Khi gặp khó khăn chúng tìm ngay đến người lớn mà không tìm cách giải quyết. Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển nhận thức, tình cảm của trẻ; 1 Hiện nay đối với gia đình, chủ yếu là cha mẹ còn có nhiều sai lầm về giáo dục nói chung và giáo dục tính tự lập cho trẻ nói riêng. Thứ nhất là nuông chiều con quá mức dẫn đến việc chỉ biết hưởng thụ sau này trở thành người có tính ích kỉ, vụng về, thiếu tự tin trong cuộc sống. Thứ hai là không tin vào khả năng của trẻ, trẻ muốn làm nhưng thấy trẻ làm lóng ngóng, chậm chạp thì tỏ ra khó chịu, nên người lớn thường sốt ruột và làm thay trẻ dẫn đến trẻ có thái độ bướng bỉnh dần dần tạo ra sự ỷ lại dần dần mất tự tin ở trẻ; Về mặt lý luận và thực tế cho thấy nếu trẻ ...

Tài liệu được xem nhiều: