Danh mục

Tiểu luận: LỊCH SỬ MÁY TÍNH HIỆN ĐẠI DƯỚI GÓC NHÌN CỦA NGƯỜI SÁNG TẠO KHOA HỌC

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 497.99 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong lịch sử văn minh nhân loại, con người đã chứng kiến những phát minh, phát kiến có tầm vóc hết sức to lớn, thay đổi hầu như hoàn toàn diện mạo cuộc sống của chúng ta: Công cụ đồ đá đầu tiên, việc sử dụng lửa, các máy cơ học, .... cho đến những phát minh vĩ đại thời gian gần đây như vệ tinh nhân tạo, các nhà máy điện hạt nhân hoặc các tiến bộ trong lĩnh vực sinh học (nhân bản vô tính, sơ đồ gen loài người) ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận:LỊCH SỬ MÁY TÍNH HIỆN ĐẠI DƯỚI GÓC NHÌN CỦA NGƯỜI SÁNG TẠO KHOA HỌC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN KHOA KHOA HỌC MÁY TÍNH BỘ MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC ------------------------------------------ Bài tiểu luận LỊCH SỬ MÁY TÍNH HIỆN ĐẠI DƯỚI GÓC NHÌN CỦA NGƯỜI SÁNG TẠO KHOA HỌC GVHD: GS. TS. Hoàng Văn Kiếm Học viên: Nguyễn Vĩnh Kha MSHV: CH1101096 LỚP: CH06 KHÓA: 2011-2013 TP. Hồ Chí Minh – 03/2012 0 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC Mục lục Lời nói đầu ............................................................................................................ 2 Chương I.Konrad Zuse và máy tính có khả năng lập trình tự do đầu tiên. .......... 4 Chương II.Atanasoff-Berry: Sự xuất hiện của máy tính điện tử đầu tiên. ........... 8 Chương III.Howard Aiken và Grace Hopper: Máy tính Havard MARK I ........ 11 Chương IV.UNIVAC - Tiếng vang đầu tiên của máy vi tính............................. 13 Lời kết ................................................................................................................. 16 Tài liệu tham khảo............................................................................................... 17 1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC Lời nói đầu Trong lịch sử văn minh nhân loại, con người đã chứng kiến những phát minh, phát kiến có tầm vóc hết sức to lớn, thay đổi hầu như hoàn toàn diện mạo cuộc sống của chúng ta: Công cụ đồ đá đầu tiên, việc sử dụng lửa, các máy cơ học, .... cho đến những phát minh vĩ đại thời gian gần đây như vệ tinh nhân tạo, các nhà máy điện hạt nhân hoặc các tiến bộ trong lĩnh vực sinh học (nhân bản vô tính, sơ đồ gen loài người) ... Từng bước, con người ngày càng cải thiện cuộc sống của mình nhờ vào các công cụ, thiết bị hiện đại dần theo thời gian. Trong kỉ nguyên công nghệ - thông tin hiện nay, máy vi tính (computer) đã trở thành một khái niệm phổ cập, mà sự tồn tại của nó là không thể tách rời với sự tiến bộ của con người. Bản thân sự hình thành và phát triển của máy tính đã là một quá trình chứa đựng rất nhiều nỗ lực cũng như óc sáng tạo của nhiều thế hệ con người. Trong bài tiểu luận này, ta sẽ điểm qua một số cột mốc quan trọng trong lịch sử phát triển máy tính và đưa ra những phân tích dưới góc nhìn của một người làm sáng tạo khoa học. Trong giới hạn của một bài tiểu luận, người viết xin điểm qua năm cột mốc quan trọng của máy vi tính từ năm 1936 (thời điểm máy tính cơ học đầu tiên ra đời) đến 1952 (sự kiện máy tính UNIVAC dự đoán chính xác kết quả một cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào lúc đó, là sự kiện đầu tiên gây tiếng vang cho máy tính - khiến nó trở thành một cái tên nổi tiếng trong cộng đồng), tương ứng với 5 chương: Chương I. Konrad Zuse và máy tính có khả năng lập trình tự do đầu tiên. Chương II. Atanasoff-Berry: Sự xuất hiện của máy tính điện tử đầu tiên. 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC Chương III. Howard Aiken và Grace Hopper: Máy tính Havard MARK I. Chương IV. UNIVAC - Tiếng vang đầu tiên của máy vi tính. Cuối mỗi chương, ta sẽ đưa ra một số nhận xét, đánh giá về những phát kiến, thay đổi của máy tính dưới góc nhìn của một người làm nghiên cứu khoa học. Các luận điểm, phương pháp được đề cập sẽ dựa trên quyển “Các thủ thuật (nguyên tắc) sáng tạo cơ bản” của tác giả Phan Dũng. Trong quá trình soạn thảo tài liệu, người viết không thể tránh khỏi những thiếu sót và nhầm lẫn - do vậy rất mong nhận được các ý kiến đóng góp từ đọc giả, cũng như quý thầy cô. TP.HCM - ngày 13 tháng 04 năm 2012 Học viên. Nguyễn Vĩnh Kha 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC Chương I. Konrad Zuse và máy tính có khả năng lập trình tự do đầu tiên. Konrad Zuse (1910-1995) là một kĩ sư xây dựng trong công ty Henschel Aircraft ở Berlin, Đức vào giai đoạn đầu của thế chiến thứ II. Ông được gọi là người phát minh ra máy tính hiện đại nhờ vào chuỗi các máy tính tự động mà ông sáng chế ra. Một trong những vấn đề khó nhất khi thực hiện những tính toán lớn, thậm chí là với một cây thước loga hoặc một máy tính cơ học là theo dấu tất cả các kết quả trung gian và sử dụng chúng đúng chỗ trong các bước tính toán tiếp theo. Konrad Zuse muốn khắc phục khó khăn này. Ông nhận ra rằng một thiết bị tính toán tự động cần có ba thành phần cơ bản: một bộ điều khiển, một bộ nhớ, và thành phần đảm nhận các tính toán số học. Vào 1936, Zuse tạo ra một máy tính cơ học với tên gọi Z1, đây được xem là máy tính sử dụng cơ số 2 đầu tiên. Zuse đã sử dụng nó để thực hiện các khảo sát một số công nghệ nền tảng trong việc phát triển máy tính: thuật toán về dấu chấm động, bộ nhớ có trữ lượng lớn, các modules cũng như các rowle hoạt động trên nguyên tắc yes/no. Các ý ...

Tài liệu được xem nhiều: