Danh mục

Tiểu Luận: Luật Hành Chánh

Số trang: 45      Loại file: pdf      Dung lượng: 660.78 KB      Lượt xem: 24      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Quyền yêu cầu, kiến nghị, khiếu nại của cá nhân, tổ chức và quyền tố cáo của cá nhân là quyền có vị trí, vai trò rất quan trọng. Vì vậy, nhà nước nào cũng rất quan tâm quy định và bảo đảm cho các quyền đó được thực hiện tùy mục đích khác nhau. Ngay trong Bộ luật 12 bảng của nhà nước La Mã cổ đại đã có quy định đặt một thùng thư nơi “công cộng” để ai cũng có thể thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo. Mời các bạn tham khảo tài liệu để nắm vững nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu Luận: Luật Hành Chánh Tiểu Luận: Luật Hành Chánh GVHD: ThS.LS Lê Minh Nhựt BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG…………….. Tiểu luận SVTH: Nhóm 9 Trang 1 Tiểu Luận: Luật Hành Chánh GVHD: ThS.LS Lê Minh Nhựt A. PHẦN M Ở ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Quyền yêu cầu, kiến nghị, khiếu nại của cá nhân, tổ chức và quyền tố cáo của cá nhân là quyền có vị trí, vai trò rất quan trọ ng. Vì vậy, nhà nước nào cũng rất quan tâm quy định và bảo đảm cho các quyền đó được thực hiện tùy mục đích khác nhau. Ngay trong Bộ luật 12 bảng của nhà nước La Mã cổ đại đã có quy định đặt một thùng thư nơi “công cộng” để ai cũng có thể thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo. Các nhà nước phong kiến Trung Quốc và Việt Nam đều áp dụng các hình thức khác nhau như đặt thùng thư hay trống ở cổng hay sân “công đường” để dân có thể đưa đơn khiếu nại, tố cáo hoặc “đánh trống kêu oan”. Hoàn thiện thêm một bước và với yêu cầu đổi mới của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), Hội đồng Nhà nước ban hành Pháp lệnh khiếu nại và tố cáo của công dân ngày 07-05-1991 thay thế Pháp lệnh khiếu nại tố cáo 1981. Việc thay đổi pháp lệnh có ý nghĩa chính trị -Thông qua việc khiếu nại tố cáo các cơ quan nhà nước có thẩm quyền được cung cấp các thông tin về vi phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức kinh tế - xã hội và các cá nhân để điều tra, xử lý những đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật nhằm khôi phục những quyền và lợi ích đã bị xâm hại, đồng thời thông qua việc khiếu nại, tố cáo, đề cao được trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, cán bộ công chức khi thi hành nhiệm vụ công vụ. Căn cứ vào điều 74 của hiến pháp nă m1992 cùng với tinh thần pháp lý quan tr ọng ở chỗ Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo 1981 nghiêng về quy định nhiệm vụ của Nhà nước, còn Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo 1991 nhấn mạnh đến quyền của công dân. Đổi mới ngày càng sâu sắc, bảo đảm thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo ngày càng tốt hơn, ngày 02-12-1998 Luật khiếu nại, tố cáo đã được ban hành và sửa đổi, bổ sung trong hai năm liên tiếp 2004 và 2005. Về nội dung Luật này có rất nhiều đổi mới so với các pháp lệnh. Do đó, với những tài liêu do thầy Lê Minh Nhựt cung cấp và các tài liệu tham khảo từ nhiều nguồn, nhóm quyết định chọn nghiên cứu đề tài những quy định vế khiếu nại và tố cáo để hiểu rõ hơn, tường tận hơn vấn đề khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo những quy định hiện hành như thế nào. 2. Lợi ích của đề tài Tìm hiểu một cách tổng quan về các quy định của pháp luật đối với vấn đề khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Giúp hiểu rõ hơn quy định, quy trình về vấn đề khiếu nại, tố cáo cũng như thực tiễn của hoạt động này tại một địa phương cụ thể. Từ đó, đề xuất góp ý để thực hiện tốt hơn vấn đề này trong thời gian tới. 3. Phương pháp nghiên cứu SVTH: Nhóm 9 Trang 2 Tiểu Luận: Luật Hành Chánh GVHD: ThS.LS Lê Minh Nhựt Đề tài nghiên cứu bằng nhiều phương pháp chuyên ngành luật học cũng như một s ố phương pháp liên ngành như: Phương pháp nghiên cứu hồ sơ, phương pháp so sánh, đối chiếu, phân tích, thống kê, tổng hợp, phương pháp logic, phương pháp hệ thống, mô hình hoá,… 4. Giới hạn đề tài Đề tài là một lĩnh vực nghiên cứu rất rộng của chuyên ngành luật học, nhưng do hạn chế về mặt thời gian và tài liệu nghiên cứu nên nhóm nghiên cứu chỉ giới hạn nghiên cứu đề tài xoay quanh Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2004 và 2005 cũng như một số quy định pháp luật hiện hành ( không tính những quy định pháp luật đã có nhưng chưa có hiệu lực). 5. Bố cục đề tài Đề tài bố cục gồm 2 phần chính, nội dung cụ thể như sau: I. Các vấn đề về khiếu nại và tố cáo: 1. Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo 2. Quy định về khiếu nại và tố cáo 2.1. Cơ sở pháp lý (văn bản pháp luật) về khiếu nại, tố cáo 2.2. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại 2.3. Tố cáo và giải quyết tố cáo 2.4. Sự khác biệt giữa khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, yêu cầu 3. Vị trí, vai trò của các cơ quan Thanh tra (nhà nước) trong lĩnh vực khiếu nại, tố cáo II. Vấn đề khiếu nại, tố cáo trong thực tiễn đời sống xã hội và một số đề xuất, kiến nghị: 1. Mối quan hệ giữa khiếu nại tố cáo và phòng chống tham nhũng 2. Những lỗi bất cập của cơ chế giải quyết khiếu nại hiện nay và cách giải quyết: a. Những bất cập của cơ chế giải quyết khiếu nại tố cáo b. Đề xuất giải pháp, kiến nghị B. PHẦN NỘI DUNG SVTH: Nhóm 9 Trang 3 Tiểu Luận: Luật Hành Chánh GVHD: ThS.LS Lê Minh Nhựt I. CÁC VẤN ĐỀ VỀ KHIẾU NẠI – TỐ CÁO 1. Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo: Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của chúng ta luôn coi giải quyết khiếu nại, tố cáo chính là một biện pháp quan trọng và thiết thực để củng cố mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước. Khiếu nại, tố cáo là một quyền cơ bản của công dân, là quyền dân chủ của công dân. Khiếu nại, tố cáo là một phương thức thể hiện quyền dân chủ của nhân dân và là một trong những phương thức thực hiện quyền giám sát của nhân dân đối với bộ máy Nhà nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của chúng ta luôn coi giải quyết khiếu nại, tố cáo chính là một biện pháp quan trọng và thiết thực để củng cố mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước. Làm tốt công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo là một hình thức thể hiện trực tiếp của mối quan hệ giữa nhân dân với Nhà nướ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: