Danh mục

Tiểu luận - Mối liên hệ lý luận và thực tiễn

Số trang: 26      Loại file: doc      Dung lượng: 183.00 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một trong những nguyên tắc cơ bản, là linh hồn của triết học Mác - Lênin. Lần đầu tiên trong lịch sử triết học, C.Mác đã phát hiện ra sức mạnh của lý luận chính là mối liên hệ của nó với thực tiễn, cũng như sức mạnh của thực tiễn là ở mối quan hệ của nó với lý luận. Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là sự thống nhất biện chứng và cơ sở của sự tác động qua lại ấy chính là thực tiễn....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận - Mối liên hệ lý luận và thực tiễn TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC ĐỀ TÀI: MỐI LIÊN HỆ GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VÀ VẬN DỤNG PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ GIỮA ĐỔI MỚI TƯ DUY VỚI ĐỔI MỚI KINH TẾ Ở NƯỚC TA. Giáo viên hướng dẫn: Thạc sĩ Trần Huy Quang Sinh viên : Lê Đình Vũ Lớp : Anh 8 – Khối 3- K47-KTĐN Hà Nội, tháng 3/2009 1 MỤC LỤC Trang Mở đầu................................................................................................................1 Chương 1. Lý luận và thực tiễn.......................................................................3 1.1. Khái niệm lý luận........................................................................................3 1.2. Khái niệm thực tiễn....................................................................................4 1.3. Mối liên hệ giữa lý luận và thực tiễn......................................................6 Chương 2. Mối liên hệ giữa đổi mới tư duy và đổi mới kinh tế ở nước ta ...............................................................................................................................9 2.1. Lý do đổi mới...............................................................................................9 2.2. Nội dung đổi mới......................................................................................11 2.2.1. Đổi mới tư duy.........................................................................................12 2.2.2. Đổi mới kinh tế........................................................................................15 2.3. Mối liên hệ giữa đổi mới tư duy và đổi mới kinh tế..........................18 Kết luận.............................................................................................................23 2 MỞ ĐẦU Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một trong những nguyên tắc cơ bản, là linh hồn của triết học Mác - Lênin. Lần đầu tiên trong lịch sử triết học, C.Mác đã phát hiện ra sức mạnh của lý luận chính là mối liên hệ của nó với thực tiễn, cũng như sức mạnh của thực tiễn là ở mối quan hệ của nó với lý luận. Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là sự thống nhất biện chứng và cơ sở của sự tác động qua lại ấy chính là thực tiễn. Thực tiễn luôn luôn vận động, biến đổi, do đó lý luận cũng không ngừng đổi mới, phát triển; sự thống nhất biện chứng giữa chúng - vì thế - cũng có những nội dung cụ thể và những biểu hiện khác nhau trong mỗi thời đại, mỗi giai đoạn lịch sử. Với tư cách là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, Đảng cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo đất nước tiến hành thành công công cuộc đổi mới, đưa nước ta bước đầu thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế xã hội, hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế. Trong công cuộc đổi mới này, Đảng xác định trước hết phải đổi mới về tư duy, trong đó, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm. Từ trước đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về quá trình đổi mới ở Việt Nam, dưới nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, chưa có nhiều công trình lý giải cặn kẽ về mối liên hệ giữa đổi mới tư duy và đổi mới kinh tế ở nước ta. Do đó, để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, góp phần nghiên cứu mặt lý luận của vấn đề này, bằng những kiến thức được học từ môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lê nin, đặc biệt là nội dung về lý luận và thực tiễn, em xin mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Mối liên hệ giữa lý luận và thực tiễn và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa đổi mới tư duy với đổi mới kinh tế ở nước ta”. Đề tài được nghiên cứu nhằm mục đích vận dụng kiến thức đã học, nêu lên mối liên hệ giữa lý luận và thực tiễn từ đó đưa ra những nhận định, lý giải và phân tích về mối liên hệ giữa đổi mới tư duy và đổi mới kinh tế ở nước ta. Đồng thời, đề tài góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho bản 3 thân, hoàn thành chương trình học tập môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin tại trường Đại học Ngoại thương. Để đạt được mục tiêu đó, đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu chung: phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các phương pháp nghiên cứu cụ thể: phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp chuyên gia… Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, bố cục của đề tài bao gồm những nội dung chính sau: Chương 1: Lý luận và thực tiễn Chương 2: Mối liên hệ giữa đổi mới tư duy và đổi mới kinh tế ở nước ta 4 Chương I Lý luận và thực tiễn 1. Khái niệm Lý luận Nhận thức là sự phản ánh thế giới hiện thực khách quan vào trong bộ não người một cách năng động, tích cực, sáng tạo trên cơ sở thực tiễn. Từ khi khoa học xuất hiện, cách đây khoảng hai nghìn rưởi năm, trong tư duy loài người cùng tồn tại hai cấp độ nhận thức để phản ánh các sự vật, hiện tượng với hai tầm nông - sâu khác nhau - kinh nghiệm và lý luận. Kinh nghiệm là những khái niệm hình thành tự phát và gắn liền trực tiếp với kinh nghiệm sống của mọi người, không cần qua học tập - nghiên cứu. Do đó, kinh nghiệm mang nặng tính chất cảm tính, chưa đi sâu phản ánh bản chất và các mối liên hệ tất yếu bên trong của các đối tượng. Ví dụ: nhà, chợ, cây, con, tình yêu, căm thù... Lý luận là sản phẩm của sự phát ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: