Thông tin tài liệu:
Nội dung của tiểu luận trình bày một số tiêu chí chọn bạn; phân tích chi tiết các mối quan hệ bạn bè của Việt Nam; một vài nhận xét và đánh giá.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận môn Chính sách đối ngoại II: Hình ảnh “bạn” của người Việt Nam trên tạp chí Cộng sản giai đoạn 1975-1979 HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ & NGOẠI GIAO ------***------ TIỂU LUẬN MÔN: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI II Đề tài:HÌNH ẢNH “BẠN” CỦA VIỆT NAM TRÊN TẠP CHÍ CỘNG SẢN GIAI ĐOẠN 1975-1979 Hà Nội, 4/2018 MỤC LỤCLỜI NÓI ĐẦU 1NỘI DUNG 31. Tiêu chí chọn bạn 31.1. Một số thống kê 31.1.1. Tổng kết số lượng các bài: 31.1.2. Số lượng các bài theo vị trí 41.1.3 Thống kê số lượng những từ ngữ tiêu biểu: 71.2. Đánh giá chung 82. Phân tích chi tiết các mối quan hệ bạn bè của Việt Nam 92.1. Với Liên Xô 92.1.1. Định lượng 92.1.2. Mối quan hệ Việt Nam - Liên Xô được phản ánh qua tạp chí Cộng sản giai đoạn 1975-1979 132.2. Với Trung Quốc 152.2.1. Định lượng 152.2.2. Định tính 172.3. Với các nước Đông Dương 202.3.1. Lào 202.3.1.1. Định lượng 202.3.1.2 Định tính 242.3.2. Cam-pu-chia 272.3.2.1. Định lượng 272.3.2.2. Định tính 312.4. Với các nước khác 342.4.1. Các nước XHCN khác 342.4.1.1. Định lượng 342.4.1.2. Định tính 382.4.2. Các nước Đông Nam Á khác 402.4.2.1. Định lượng 402.4.2.2. Định tính 402.4.3. Các nước đang đấu tranh giải phóng dân tộc 422.4.3.1. Định lượng 422.4.3.2. Định tính 452.4.4. Các dân tộc tiến bộ 472.4.4.1. Định lượng 472.4.4.2. Định tính 483. Đánh giá và nhận xét 50KẾT LUẬN 52PHỤ LỤC 54 LỜI NÓI ĐẦU Năm 1975, Việt Nam vừa bước ra từ một cuộc chiến tranh cứu nước lâu dàinhất, khó khăn nhất và vĩ đại nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân ta.Một kỉ nguyên mới đã mở ra trên đất nước Việt Nam: hòa bình, độc lập, thống nhất,cả nước đi vào xây dựng trong hòa bình, quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Thắng lợitrong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã nâng cao uy tín vị trí của Việt Namtrên trường quốc tế. Tranh thủ tình hình thuận lợi, Đảng và nhà nước Việt Nam đãmở rộng quan hệ đối ngoại và hợp tác kinh tế với nước ngoài, nhằm thu hút vốn,thiết bị kỹ thuật phục vụ công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh chống lại baovây cô lập. Từ năm 1975 đến năm 1977, Việt Nam đã thiết lập thêm quan hệ ngoạigiao với 23 nước. Có thể thấy, quan điểm về bạn - thù của Việt Nam thời kỳ này được phânbiệt khá rõ ràng. Chúng ta coi trọng hợp tác toàn diện với các nước xã hội chủ nghĩatrong đó nổi bật lên là mối quan hệ với Liên Xô và Trung Quốc, quan hệ đặc biệtvới các nước Đông Dương, sẵn sàng thiết lập quan hệ ngoại giao với các chính phủủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của các nước Đông Nam Á vì hòa bình, độc lập,trung lập thực sự. Đồng thời, Việt Nam cũng ủng hộ cuộc đấu tranh vì hòa bình, độclập dân tộc, dựa trên nguyên tắc quốc tế của nhân dân trên toàn thế giới. Trong giaiđoạn từ 1978-1979 mặc dù có nhiều vấn đề nảy sinh, đặc biệt là vấn đề về Cam-pu-chia và Trung Quốc, tuy nhiên, yếu tố ý thức hệ và nêu cao ngọn cờ đấu tranh giaicấp vẫn hoàn toàn chi phối chúng ta thời kì này. Khi nghiên cứu về chính trị, ngoại giao của một nước, báo chí luôn cần thiếtđược tìm hiểu một cách rõ ràng và chi tiết. Đặc biệt với truyền thông báo chí tạiViệt Nam không có báo chí tư nhân hữu, chính phủ vẫn giữ vai trò chủ đạo để địnhhướng cho báo chí, những tờ báo chủ chốt còn là kênh thông tin vô cùng quantrọng, thể hiện ý thứ ...