Đề tài: Phân tích, đánh giá tình hình phối hợp và sử dụng
luật pháp và chính sách ở nước ta hiện nay.
Theo anh (chị), chúng ta phải làm gì để nâng cao
hiệu lực hiệu quả của sự phối hợp trên?
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận môn Phân tích chính sách
Häc viÖn hµnh chÝnh
khoa sau ®¹i häc
*****
TiÓu luËn m«n
ph©n tÝch chÝnh s¸ch
Tªn ®Ò tµi:
Phân tích, đánh giá tình hình phối hợp và sử dụng
luật pháp và chính sách ở nước ta hiện nay.
Theo anh (chị), chúng ta phải làm gì để nâng cao
hiệu lực hiệu quả của sự phối hợp trên?
Hä vµ tªn : Bïi ThÞ Lan H¬ng
Líp : CH13D Tæ 3
Hµ Néi, th¸ng 4 n¨m 2010
Tiểu luận môn Phân tích chính sách
LỜI NÓI ĐẦU
Trước nhu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật phục vụ hội nhập kinh
tế quốc tế, trong thời gian qua, nhiều đạo luật, pháp lệnh (sau đây gọi
chung là luật) đã được ban hành, tạo khung pháp lý cho các hoạt động kinh
tế - xã hội.
Cách thức ban hành luật pháp và hoạch định chính sách ở nước ta từ
trước đến nay luôn gây nhiều tranh cãi, thậm chí gây phản ứng từ đối
tượng mà luật và chính sách chi phối hoặc ảnh hưởng. Lẽ thường, luật lệ
và chính sách trước tiên phải xuất phát từ nhu cầu và trình độ phát triển
kinh tế - xã hội ở từng thời kỳ, sau đó là cân nhắc khả năng thực thi chúng
trong tương lai.
Tuy nhiên, việc xây dựng, ban hành và thực thi luật đã bộc lộ những
vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng và hướng dẫn thi hành luật. Các vấn đề
và nguyên nhân của các vấn đề thể hiện ở các khía cạnh khác nhau, từ xây
dựng chính sách đến ban hành luật thể chế hoá chính sách và tổ chức thực
hiện luật, trong đó có những vấn đề thuộc về quy trình xây dựng và ban
hành luật; có những vấn đề thuộc về khâu soạn thảo; có những vấn đề
thuộc về chính sách thể chế vào luật v.v...
Bùi Thị Lan Hương - CH13D 2
Tiểu luận môn Phân tích chính sách
NỘI DUNG
1. Khái niệm chính sách, phân loại chính sách
Chính sách là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế
- xã hội. Chính sách là những sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt một
mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế
mà đề ra. Chính sách là các chủ trương và các biện pháp của một đảng phái,
một chính phủ trong các lĩnh vực chính trị - xã hội. Có rất nhiều loại chính
sách, trong đó có loại chính sách chung như:
- Chính sách đối ngoại của Nhà nước: chủ trương, chính sách mang
tính đối ngoại của quốc gia;
- Chính sách kinh tế: chính sách của nhà nước đối với phát triển các
ngành kinh tế;
- Chính sách xã hội: chính sách ưu đãi trợ giúp cho một số tầng lớp xã
hội nhất định như chính sách xã hội đối với công tác giáo dục ở vùng cao,
vùng sâu, chính sách xã hội đối với thương binh, gia đình liệt sĩ.
- Chính sách tiền tệ: chính sách của Nhà nước nhằm điều tiết (tăng
hoặc giảm) lượng tiền tệ trong lưu thông để đạt được những mục tiêu nhất
định như chống lạm phát, kích thích sản xuất, giảm thất nghiệp, cải thiện
cán cân thanh toán quốc tế.
2. Mối quan hệ giữa pháp luật và chính sách
Trong các loại chính sách chung lại có các chính sách đối với từng lĩnh
vực, ví dụ: Trong chính sách kinh tế có các chính sách mậu dịch tự do, chính
sách bảo hộ thuế quan, chính sách tài chính. Trong chính sách tiền tệ có
chính sách thị trường tự do, trong chính sách xã hội có chính sách dân
tộc...Tóm lại, có nhiều loại chính sách khác nhau, có chính sách chung,
Bùi Thị Lan Hương - CH13D 3
Tiểu luận môn Phân tích chính sách
chính sách cụ thể tuỳ thuộc vào nội dung và lĩnh vực kinh tế - xã hội. Nói
một cách khác, pháp luật là kết quả thể chế hoá đường lối, chính sách, là
công cụ để thực thi chính sách.
Do chính sách có các loại và cấp độ khác nhau, có những chính sách
mang tính định hướng, có những chính sách cụ thể, nên các cấp phê duyệt
chính sách và nguồn chính sách cũng khác nhau. Sau đây là một số nguồn
chính sách do các cấp khác nhau ban hành:
a) Nghị quyết Đảng, Nghị quyết, ý kiến kết luận của Bộ Chính trị
đưa ra định hướng chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Để thực hiện các
định hướng này cần phải nghiên cứu và ban hành hàng loạt các chính sách
cụ thể có liên quan như chính sách đối ngoại, chính sách kinh tế.
b) Hiến pháp năm 1992: Hiến pháp đưa ra một số chính sách mang
tính định hướng, như: chính sách dân tộc, đối ngoại, kinh tế, giáo dục, khoa
học và công nghệ. Các chính sách cụ thể sẽ được ban hành ở các văn khác
khác có liên quan.
c) Nghị quyết của Quốc hội đưa ra những chính sách mang tính định
hướng để các ngành, các cấp nghiên cứu xây dựng các chính sách cụ thể áp
dụng trong từng ngành và lĩnh vực, phù hợp với từng thời kỳ phát triển. Ví
dụ như: Nghị quyết số 51/2005/QH11 về Nhiệm vụ năm 2006, Nghị quyết
số 47/2005/QH11 về Dự toán ngân sách nhà nước...
d) Cam kết quốc tế: Các cam kết trong các điều ước quốc tế song
phương, đa phương mà Việt Nam là thành viên là những chính sách mang
tính định hướng hoặc cụ thể. Việc thực hiện những chính sách này có thể
được thực hiện bằng việc nội luật hoá vào pháp luật Việt Nam hoặc áp
dụng trực tiếp.
đ) Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đề án phát triển ngành: Một số
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành có quy định về định
hướng chính sách hoặc chính sách cụ thể cho phát triển ngành.
Bùi Thị Lan Hương - CH13D 4
Tiểu luận môn Phân tích chính sách
Như vậy có thể thấy, chính sách được thể hiện ở nhiều nguồn và ở
khía cạnh hình thức, chính sách thường rộng hơn pháp luật.
Qua phân tích các nguồn chính sách ở trên cho thấy chính sách được
thể hiện ở các nguồn khác nhau với các cấp độ khác nhau, ví dụ như các
cấp lãnh đạo của Đảng, Quốc hội (hoặc Hội đồng nhân dân); Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ (hoặc Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân);
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
3. Sự ...