Danh mục

Tiểu luận môn triết học: Tư tưởng triết học của Pháp gia và sự ảnh hưởng của nó đến đời sống chính trị của thời đại

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 69      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 26,000 VND Tải xuống file đầy đủ (26 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiểu luận môn triết học: Tư tưởng triết học của Pháp gia và sự ảnh hưởng của nó đến đời sống chính trị của thời đại nhằm trình bày về cơ sở xã hội và những tiền đề lý luận hình thành tư tưởng pháp trị của Pháp gia, nội dung chính của tư tưởng triết học của Pháp gia, ảnh hưởng của tư tưởng triết học của Pháp gia đến đời sống chính trị của thời đại.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận môn triết học: Tư tưởng triết học của Pháp gia và sự ảnh hưởng của nó đến đời sống chính trị của thời đại BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM CAO HỌC KHÓA K19 …………………... .. …..………………. TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC Đề tài: TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC CỦA PHÁP GIA VÀ SỰ ẢNH HƢỞNG CỦA NÓ ĐẾN ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ CỦA THỜI ĐẠI GVHD : TS BÙI VĂN MƢA SVTH : Nguyễn Thị Kim Ngân THÁNG 3 NĂM 2010 0 LỜI MỞ ĐẦU  Nếu Phương Đông là chiếc nôi lớn của văn minh nhân loại thì ấn Độ Và Trung Quốc là những Trung tâm văn hoá triết học cổ xưa rực rỡ, phong phú nhất của nền văn minh ấy. Một trong những tư tưởng triết học Phương Đông thời đó mà ý nghĩa của nó vẫn còn có giá trị cho đến tận ngày nay về vấn đề chính trị- xã hội và là nền tảng lý luận đầu tiên để xây dựng một nhà nước Pháp quyền sau nay, đó là những tư tưởng triết học của Pháp gia. Trường phái Pháp gia cũng là một trong những trường phái du nhập vào Việt Nam và cũng có ít nhiều ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, đặc biệt chính trị giúp xây dựng khái niệm sơ khởi cho một nhà nước quản lý xã hội bằng Pháp luật. Nội dung của bài tiểu luận trình bày khái quát lịch sử hình thành, giá trị cốt lõi của Pháp gia với đường lối Pháp trị tiêu biểu của Hàn Phi. Trên cơ sở tìm hiểu về những giá trị và hạn chế của Pháp gia, sẽ phân tích ảnh hưởng của Pháp gia có thể mang đến để xây dựng nhà nước Pháp quyền Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Bài tiểu luận này được thực hiện từ một sự nổ lực rất lớn để tham khảo, nghiên cứu và tìm kiếm các tài liệu liên quan, nhưng do trình độ chuyên môn về Triết Học có hạn và thời gian nghiên cứu có hạn, nên phần trình bày sẽ không thể tránh khỏi sai sót. Rất mong nhận được đóng góp của Giảng Viên để có thể hoàn thiện hơn được kiến thức đã học cũng như nghiên cứu. Chân thành cảm ơn 1 Chƣơng 1: CƠ SỞ XÃ HỘI VÀ NHỮNG TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG PHÁP TRỊ CỦA PHÁP GIA I. Đặc điểm lịch sử xã hội Trung Quốc thời Xuân thu - Chiến quốc - cơ sở xã hội cho tƣ tƣởng pháp trị của Pháp gia - . Và bắt nguồn từ cải cách phương pháp cai trị, phái Pháp gia xuất hiện các đại biểu nổi tiếng sớm nhất: Quản trọng, Tử Sản. càng nhiều hơn như: Lý Khôi, Ngô Khởi, Thân Bất Hại, Thận Đáo, Thương Ưởng…Đặc biệt, Hàn Phi dựa trên thực tế của tình hình xã hội tiếp thu, kết hợp những lý thuyết pháp gia đã có từ trước, vận dụng sinh động và hoàn chỉnh học thuyết Pháp Gia. 2 II. Những tiền đề lý luận hình thành tƣ tƣởng pháp trị của Pháp gia . Các học giả Pháp Gia mỗi người mỗi vẻ, tuy nhiên tựu trung lại tất cả đều nhắm đến đích là chủ trương thực tế, trọng quyện lực, dùng chính sách để tiến hành cải cách.  Quản Trọng (từ năm 685 – 645 TCN) là tướng quốc nước Tề, được Tề Hoàn Công coi trọng như cha nên đươc gọi là Trọng Phụ. Trong vòng 40 năm dưới quyền cai trị của Quản Trọng, nước Tề từ chỗ đang suy hóa thịnh, thành bá chủ các nước chư hầu. Tư tưởng về pháp trị của Quản Trọng được ghi trong bộ Quản Tử, bao gồm 86 thiên 4 điểm chủ yếu sau: Một là, mục đích trị quốc là làm cho phú quốc binh cường Kho lẫm đầy rồi mới biết lễ tiết, y thực đủ mới biết vinh nhục. Hai là, muốn có phú quốc binh cường một mặt phải phát triển nông, công thương nghiệp, mặt khác phải đặt ra và thực hiện lệ chuộc tội: Tội nặng thì chuộc bằng một cái tê giáp (áo giáp bằng da con tê); tội nhẹ thì chuộc bằng một cái qui thuẫn (cái thuẫn bằng mai rùa); tội nhỏ thì nộp kinh phí; tội còn nghi thì tha hẳn; còn hai bên thưa kiện nhau mà bên nào cũng có lỗi một phần thì bắt nộp mỗi bên một bó tên rồi xử hòa. Ba là, chủ trương phép trị nước phải đề cao Luật, hình, lệnh, chính. Luật là để định danh phận cho mỗi người, Lệnh là để cho dân biết việc mà làm, Hình là để trừng trị những kẻ làm trái luật và lệnh, Chính là để sửa cho dân theo đường ngay lẽ phải, trong đó có: Bản pháp, Lập pháp, Pháp cấm, Trọng lệnh, Pháp pháp,.. . Bốn là, trong khi đề cao luật pháp, cần chú trọng đến đạo đức, lễ, nghĩa, liêm... trong phép trị nước. Như vậy có thể thấy rằng Quản Trọng chính là thủy tổ của Pháp gia. Đồng thời ông cũng là cầu nối Nho gia với Pháp gia.  Tử Sản cầm quyền ở nước Trịnh từ 554 – 523TCN nước Trịnh nhỏ nên thường xuyên bị xâm lược, Tử Sản chủ trương dùng ngoại giao để cứu nước, cương quyết áp dụng Pháp chế, tôn trọng ý kiến của nhân dân, chống lại tư tưởng mê tín dị đoan. Tử Sản cho đúc các “Hình thư”, ông tuy chưa phải là chủ trương Pháp trị nhưng cũng làm cho pháp luật có tính khách quan hơn. 3  Kế đến là Thân Bất Hại (401-337 TCN), là người nước Trịnh chuyên học về “hình danh”, sau làm quan đến bậc tướng quốc nước Hàn. Thân Bất Hại đưa ra chủ trương ly khai Đạo đức chống Lễ và đề cao Thuật trong phép trị nước. Thân Bất Hại cho rằng thuật là cái bí hiểm của vua, theo đó nhà vua không được lộ ra cho kẻ bề tôi biết là vua sáng suốt hay không, biết nhều hay biết ít, yêu hay ghét mình... bởi điều đó sẽ khiến bề tôi không thể đề phòng, nói dối và lừa gạt nhà vua. Nhờ tài ngoại giao và nội trị của Thân Bất Bại mà nước Hàn trở thành nước mạnh, không nước nào xâm lấn nổi giai đoạn lúc bấy giờ.  Thận Đáo (370-290 TCN) một đại biểu nữa của phái Pháp gia thời kỳ này, ông là người nước Triệu và chịu ảnh hưởng một số tư tưởng triết học về đạo của Lão Tử, nhưng về chính trị ông lại đề xướng đường lối trị nước bằng pháp luật. Thận Đáo cho rằng Pháp luật phải khách quan như vật vô vi và điều đó loại trừ thiên ki ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: