Danh mục

Tiểu luận môn triết học: Tư tưởng triết học của Platon và sự ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hóa tinh thần của thời đại

Số trang: 29      Loại file: pdf      Dung lượng: 278.53 KB      Lượt xem: 38      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiểu luận môn triết học: Tư tưởng triết học của Platon và sự ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hóa tinh thần của thời đại nhằm giới thiệu chung về Platon, tư tưởng của Platon, ảnh hưởng của tư tưởng Platon đối với đời sống văn hóa tinh thần của thời đại, học thuyết về ý niệm, lý luận về nhận, học thuyết về chính trị - xã hội.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận môn triết học: Tư tưởng triết học của Platon và sự ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hóa tinh thần của thời đại GVHD: Thầy Bùi Văn Mưa TIỂU LUẬN Tư tưởng triết học của Platon và sự ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hóa tinh thần của thời đại 1 Học viên Nguyễn Ngọc Đăng Khoa GVHD: Thầy Bùi Văn Mưa MỤC LỤC Trang Lời mở đầu------------------------------------------------------------------------------------ 2 Chương I: Giới thiệu chung về Platon----------------------------------------------- 3 I.1 Tiểu sự Platon---------------------------------------------------------------------------- 3 I.2 Các giai đoạn trong cuộc đời--------------------------------------------------------- 4 I.3 Các tác phẩm----------------------------------------------------------------------------- 5 Chương II: Tư tưởng của Platon------------------------------------------------------7 II.1 Học thuyết về ý niệm ----------------------------------------------------------------- 7 II.2 Lý luận về nhận thức-----------------------------------------------------------------12 II.3 Học thuyết về chính trị - xã hội----------------------------------------------------13 II.4 Những môn đệ của Platon-----------------------------------------------------------15 Chương III: Ảnh hưởng của tư tưởng Platon đối với đời sống văn hóa tinh thần của thời đại ------------------------------------------------------------------------- 16 III.1 Học thuyết về ý niệm ---------------------------------------------------------------18 III.2 Lý luận về nhận thức----------------------------------------------------------------20 III.3 Học thuyết về chính trị - xã hội---------------------------------------------------21 Tài liệu tham khảo----------------------------------------------------------------------- 28 2 Học viên Nguyễn Ngọc Đăng Khoa GVHD: Thầy Bùi Văn Mưa Lời mở đầu Một trong những triết gia vĩ đại nhất thời cổ đại là Platon. Tư tưởng của ông đã ảnh hưởng rất nhiều tới các triết gia không chỉ của thời đại lúc bấy giờ mà cả các giai đoạn lịch sử về sau nữa. Hệ thống triết học của Platon đã đề cập đến nhiều vấn đề, trong đó nổi bật là học thuyết ý niệm và linh hồn, học thuyết “nhà nước lý tưởng” và đạo đức học... Tất cả các học thuyết nói trên đều xuất phát từ lập trường duy tâm khách quan, đại biểu cho tầng lớp chủ nô quý tộc, đi ngược lại lợi ích của nhân dân lao động. Platon phản đối chế độ dân chủ và luận chứng cho sự bất bình đẳng trong xã hội. Với nhiều giác độ để nghiên cứu về tư tưởng của Platon, tôi chọn đề tài Tư tưởng triết học của Platon và sự ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hóa tinh thần của thời đại để làm rõ và phân tích. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện đề tài không tránh những thiếu sót vì vậy kính mong thầy góp ý và đánh giá để đề tài được hoàn thiện hơn. Trân trọng “Tự chinh phục mình là chiến công vĩ đại nhất” Platon 3 Học viên Nguyễn Ngọc Đăng Khoa GVHD: Thầy Bùi Văn Mưa Chương I: Giới thiệu chung về Platon Trong triết học Hy Lạp trước Socrate thế giới quan duy vật nói chung chiếm ưu thế (trường phái Milet, Héraclite, Anaxagore, Empédocle…). Nhưng bắt đầu từ Socrate trở đi, cùng với những biến đổi đầy bi kịch của xã hội, chủ nghĩa duy tâm mở rộng dần ảnh hưởng của mình, và phát triển thành hệ thống ở Platon. Triết học Platon thể hiện giai đoạn phát triển cực thịnh của triết học Hy Lạp, khai phá nhiều lĩnh lực nghiên cứu mới, những lĩnh vực mà trước đây, trong thời kỳ “triết học tự nhiên” còn thống trị, chưa được phân tích sâu sắc. Platon, Aristote được nhân loại biết đến không chỉ như những triết gia, mà còn là những nhà văn hoá lớn của thế giới cổ đại. Nhưng cuộc tranh luận giữa chủ nghĩa duy vật (“đường lối Démocrite”) và chủ nghĩa duy tâm (“đường lối Platon”) về bản chất và ý nghĩa của tồn tại cũng trở nên quyết liệt, chi phối con đường vận động của triết học phương Tây suốt bao nhiêu thế kỷ qua. I.1 Tiểu sử Platon Platon là một nhà triết học cổ đại Hy Lạp được xem là thiên tài trên nhiều lĩnh vực, có nhiều người coi ông là triết gia vĩ đại nhất mọi thời đại cùng với Socrates (Σωκράτης) là thầy ông. Platon tên thật là Aristocles (427 – 347 TCN), sinh tại một hòn đảo không xa Athènes, đảo Egine, trong gia đình thuộc dòng dõi quý tộc. Thời trai trẻ Platon là con người vừa thông minh, vừa khoẻ mạnh, từng hai lần đoạt danh hiệu vô địch điền kinh của thị quốc, được người đời đặt cho cái tên Platon, tức “vạm vỡ”, “vai rộng”. 4 Học viên Nguyễn Ngọc Đăng Khoa GVHD: Thầy Bùi Văn Mưa Platon xuất thân trong một gia đình chủ nô quý tộc ở A-ten. Tên thật của ông là Aristôclơ. Sinh ra ở Athena, ông được hấp thụ một nền giáo dục tuyệt vời từ gia đình, ông tỏ ra nổi bật trên mọi lĩnh vực nghệ thuật và đặc biệt là triết học. Platon sinh ra và lớn lên thời đại khủng hoảng sâu sắc của nền dân chủ chủ nô. Chiến tranh, nghèo đói, sự thay đổi đường lối cay trị tác động không ít đến sáng tác của ông. I.2 Các giai đoạn trong cuộc đời Thời thanh niên (409 – 400 TCN) ông chịu ảnh hưởng trực tiếp của Socrate, cả về tư tưởng lẫn lối sống, quan điểm chính trị - xã hôi. Thời viễn du (400 – 389 TCN) gắn với quá trì ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: