Danh mục

Tiểu luận: Nghiên cứu chủ nghĩa khủng bố

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 311.19 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chủ nghĩa khủng bố là một vấn đề không mới, có thể nói nó tồn tại cùng với lịch sử loài người hay ít nhất là từ khi có chữ viết để lưu giữ thông tin thì người ta đã thấy có những ghi chép về khủng bố. Tuy nhiên, phải sau vụ khủng bố đẫm máu vào nước Mỹ ngày 11/9, chủ nghĩa khủng bố mới trở nên quen thuộc gần gũi với cuộc sống của từng người bình thường trên trái đất này. Tất nhiên, chúng ta không khỏi đau lòng trước sự phổ biến và càng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận: Nghiên cứu chủ nghĩa khủng bố Tiểu luậnNghiên cứu chủ nghĩa khủng bố LỜI NÓI ĐẦU Chủ nghĩa khủng bố là một vấn đề không mới, có thể nói nó tồn tại cùng với lịchsử loài người hay ít nhất là từ khi có chữ viết để lưu giữ thông tin thì người ta đã thấy cónhững ghi chép về khủng bố. Tuy nhiên, phải sau vụ khủng bố đẫm máu vào nước Mỹngày 11/9, chủ nghĩa khủng bố mới trở nên quen thuộc gần gũi với cuộc sống của từngngười bình thường trên trái đất này. Tất nhiên, chúng ta không khỏi đau lòng trước sựphổ biến và càng ngày càng được biết đến nhiều hơn của chủ nghĩa khủng bố, đồng thờiđiều này cũng cho ta thấy rằng, nguy cơ khủng bố là một nguy cơ có thật, an imminentthreat với mọi quốc gia trên thế giới bất kể chế độ chính trị, trình độ phát triển kinh tế,bởi dưới tác động của quá trình toàn cầu hoá và sự bất khả dự đoán của chủ nghĩa khủngbố, chúng ta đều có thể trở thành nạn nhân của những vụ tấn công tự sát…. Vì vậy, việchọc tập và nghiên cứu chủ nghĩa khủng bố là rất cần thiết. Phải biết chủ nghĩa khủng bốlà cái gì thì mới có thể chống nó hiệu quả được. Trong bài này, chúng tôi sẽ triển khaihai ý chính: Thứ nhất, cái nhìn tổng quan, chung nhất về chủ nghĩa khủng bố: phần này sẽgiải quyết những câu hỏi: chủ nghĩa khủng bố là gì, chúng ra đời và phát triển như thếnào, có bao nhiêu loại khủng bố, xu hướng phát triển ra sao… Thứ hai, chủ nghĩa khủng bố là một vấn đề toàn cầu: điều này được thể hiệnqua ba điểm: phạm vi của hoạt động khủng bố, hậu quả và cách thức giải quyết vấn đềnày. Do hạn chế về thời gian và do vấn đề khủng bố cũng còn nhiều tranh cãi và cầnđược tranh luận sâu thêm nên bài viết còn nhiều điểm hạn chế. Chúng em mong nhậnđược sự đóng góp ý kiến quý báu của thầy cô và các bạn cho bài làm được toàn vẹn hơn.Chúng em xin chân thành cảm ơn cô Trịnh Thị Thu Huyền, giảng viên Khoa Chính trịQuốc tế và Ngoại Giao, Học viện Ngoại giao vì một số ý tưởng trong bài cô đã nhiệt tìnhtruyền đạt cho chúng em. 2 I .NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHỦ NGHĨA KHỦNG BỐ QUỐC TẾ 1. ĐỊNH NGHĨA Các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu khủng bố đã dành hàng trăm tranggiấy cố gắng đưa ra một định nghĩa không thể bác bỏ về thuật ngữ này, nhưng chủ nghĩakhủng bố là vấn đề quan niệm và được nhìn nhận rất khác nhau bởi những nhà quan sátkhác nhau, do đó, rất khó để có được một định nghĩa mà mọi người đều thống nhất. Tuynhiên, người ta có thể khó nói chính xác thế nào là chủ nghĩa khủng bố nhưng ai gặpmột hành động khủng bố đều có thể gọi tên nó là khủng bố. Như vậy, có những đặcđiểm chung của chủ nghĩa khủng bố mà mọi người đều thừa nhận. Ba đặc điểm chủ yếucủa chủ nghĩa khủng bố được đông đảo các nhà học giả thừa nhận1 đó là: + Thứ nhất, bản chất chính trị: khủng bố luôn có một bản chất chính trị. Nó liênquan đến việc sử dụng các hành động cực đoan để thay đổi chính trị. Tận gốc của nó làvấn đề công lý, hoặc chí ít là quan niệm của ai đó về công lý, dù đó là thứ công lý docon người hay Chúa trời tạo ra. Mục tiêu chính trị của chủ nghĩa khủng bố là điều cơ bảnvà không thể đàm phán được, vì nếu một hành động khủng bố mà không có động cơchính trị thì đó chỉ là hành động tội phạm. + Thứ hai, tính phi nhà nước: dù cho những tên khủng bố nhận được sự hỗ trợcủa các nước về mặt quân sự, chính trị, kinh tế…. nhưng việc sử dụng vũ lực của mộtnhà nước cũng không được gọi là hành động khủng bố. Khi sức mạnh quân sự của mộtquốc gia được sử dụng trên trường quốc tế, đó là hành động chiến tranh, sức mạnh đó ởtrong nước thì được gọi bằng một số tên như bảo vệ pháp luật, đàn áp…chứ không phảilà khủng bố. Trong bất kỳ ví dụ nào, việc nhà nước sử dụng vũ lực có thể hoặc khôngthể biện minh, nhưng nó phải được tuân theo các chuẩn mực hành vi và luật pháp quốctế, trong khi bọn khủng bố thì không bị ràng buộc bởi bất kỳ tiêu chuẩn giá trị gì cả. Cái1 Audrey Korth Cronin, Toàn cầu hoá và chủ nghĩa khủng bố quốc tế, International Security, Số 23, Đông2002-2003. 3chúng muốn hướng tới chỉ là tối ưu hoá tác động tâm lý của một cuộc tấn công, chú ý tớinhững hậu quả không thể lường trước được, nhằm dễ dàng đạt được những thay đổi vềchính trị hơn. + Thứ ba, đối tượng là những dân thường vô tội và những tổ chức (cả quân sự vàdân sự) không có khả năng tự bảo vệ mình khi bị tấn công bất ngờ. Như vậy một định nghĩa (có thể) ngắn gọn về chủ nghĩa khủng bố là: sự đe doạsử dụng hoặc sử dụng vũ lực một cách tùy tiện chống lại người vô tội vì các mục tiêuchính trị bởi các chủ thể phi nhà nước. Từ các vụ bắt cóc khách du lịch tháng 4 năm2000 của nhóm Abu Sayyaf ở Philipines đến các vụ tấn công của nhóm al-Qaeda vàoTrung Tâm thương mại Quốc tế và Lầu Năm Góc của Mỹ th ...

Tài liệu được xem nhiều: