Danh mục

Tiểu luận: Những tác động của chiến tranh Triều Tiên đến quan hệ quốc tế trong thời kỳ chiến tranh Lạnh

Số trang: 13      Loại file: docx      Dung lượng: 30.97 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiểu luận: Những tác động của chiến tranh Triều Tiên đến quan hệ quốc tế trong thời kỳ chiến tranh Lạnh tập trung trình bày các vấn đề cơ bản tổng quan về chiến tranh Triều Tiên (1950-1953); tác động của chiến tranh Triều Tiên tới các mỗi quan hệ Xô – Mỹ, Xô – Trung, Trung – Mỹ và Đông Dương trong thời kỳ chiến tranh Lạnh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận: Những tác động của chiến tranh Triều Tiên đến quan hệ quốc tế trong thời kỳ chiến tranh Lạnh LỜI MỞ ĐẦU Như  chúng ta đã biết, bán đảo Triều Tiên có một vị  trí địa –  chiến lược hết sức quan trọng tại khu vực Đông Bắc Á nói riêng và  Châu Á – Thái Bình Dương nói chung.  Ngày nay, những căng thẳng  trên bán đảo này không ngừng leo thang khiến cho Quan hệ quốc tế  trở nên càng phức tạp. Nơi đây tồn tại sự đan xen lợi ích của nhiều  cường quốc từ  chiến tranh thế  giới thứ  hai. Những lợi ích trở  nên  xung đột nhất khi chiến tranh Triều Tiên (1950­1953) xảy ra. Bài  tiểu luận này sẽ  trình bày một cách rõ ràng Những tác động của  chiến  tranh  Triều  Tiên  đến quan hệ  quốc tế  trong thời  kỳ  Chiến Tranh Lạnh. Bài tiểu luận chia thành hai phần: Phần 1: Tổng quan về chiến tranh Triều Tiên (1950­1953) Phần 2: Tác  động của chiến tranh Triều Tiên tới các mỗi   quan hệ  Xô – Mỹ, Xô – Trung, Trung – Mỹ  và Đông Dương trong   thời kỳ chiến tranh Lạnh NỘI DUNG I. Tổng quan về chiến tranh Triều Tiên (1950­1953)  Chiến tranh Triều Tiên (1950­1953) là một cuộc chiến tranh   nóng đầu tiên trong thời kỳ  chiến tranh Lạnh và cũng là một cuộc  xung đột nghiêm trọng nhất giữa Đông – Tây1. Cuộc chiến tranh này  không đơn thuần là sự  tranh chấp để  thống nhất bán đảo giữa hai   miền Nam – Bắc mà nó còn có sự  tham gia của nhiều lực lượng  phức tạp khác, không chỉ có sự đối đầu về hệ tự tưởng mà còn đối  lập về lợi ích. 1. Cơ sở hình thành Khi Chiến tranh Thế giới thứ hai đi đến hồi kết thì việc phân  chia phạm vi  ảnh hưởng giữa các cường quốc trở  thành vấn đề  nóng hơn bao giờ hết. Nếu ở châu Âu có vấn đề Đức thì ở Châu Á,  vấn đề  Triều Tiên là một trong những “tấm gương phản chiếu sự  so sánh lực lượng của hai siêu cường”2 là Liên Xô đứng đầu phe xã  hội của nghĩa và Mỹ đứng đầu phe tư bản chủ nghĩa. Tháng 8 năm 1945 Hoa Kì  đề  nghị  với Liên Xô phân chia   Triều Tiên thành hai vùng hoạt động quân sự  dọc theo vĩ tuyến 38.  Miền Bắc thuộc vùng kiểm soát của Liên Xô còn miền Nam do Mỹ  kiểm soát. Stalin chấp thuận đề  nghị  này và lấy vĩ tuyến 38 làm  ranh giới  của hai vùng hoạt động. Từ  đó hai phần của bán đảo  Triều Tiên chịu sự  khống chế  của hai cường quốc. Cộng hòa dân  chủ  nhân dân Triều Tiên dưới sự  lãnh đạo của Kim Nhật Thành  không phải lúc nào cũng phục tùng các chỉ  thị  của I.V Stalin.  Ở  miền Nam Triều Tiên cũng vậy, chính quyền của Lý Thừa Vãn tồn  tại với sự  viện trợ  của Mỹ  nhưng vẫn có những tham vọng hiếu  1 Trương Tiểu Minh, Chiến tranh lạnh và di sản của nó, Nxb chính trị Quốc gia, 2002, tr.109. 2 Như trên, tr.110. chiến muốn thống nhất hai miền đất nước. Song, trong nhiều năm  đầu của sự  chia cắt, tham vọng này khó thực hiện được bởi  ảnh  hưởng của hai siêu cường. Tại bán đảo Triều Tiên thời điểm này đã   tồn tại hai quốc gia với hai chế độ chính trị đối lập nhau. Đến năm  1948, sự thành lập của hai nước  ở miền Nam – Bắc là minh chứng   rõ nét nhất cho sự đối đầu giữa hai cực Xô – Mỹ, hai khối Đông –  Tây trong quỹ  đạo của Chiến tranh Lạnh. Đây là bối cảnh cơ  bản   cho sự bùng nổ chiến tranh Triều Tiên vào ngày 25/6/1950. Bên cạnh việc lãnh đạo hai bên đều muốn thống nhất đất  nước theo kiểu riêng, nhằm mở rộng chế độ chính trị của mình sang  phía bên kia thì chính Stalin cũng có nguyện vọng về  một nước  Triều Tiên thống nhất sau khi Ngoại trưởng Mỹ  D.Acheson tuyên  bố quần đảo Alevatiennes và quần đảo Ryukyus – Nhật Bản thuộc  “chu vi an toàn” của Mỹ   ở  Đông Bắc Á. Hiển nhiên, theo bài diễn  văn đó, bán đảo Triều Tiên nằm ngoài “chu vi an toàn” này. Điều  này đã làm xua đi nỗi hoài nghi của Stalin rằng Mỹ sẽ đưa quân đến  can  thiệp  vào các  công  việc  của Tiều Tiên3.  Đồng thời,  sau  khi  Đảng cộng sản Trung Quốc dành được chính quyền thì căn cứ  để  Stalin hi vọng về một Triều Tiên thống nhất theo mô thức của miền   Bắc lại càng rõ ràng hơn. Theo các bằng chứng lưu trữ  là chính  I.V.Stalin đã trực tiếp đề  xướng khởi động chiến tranh4. Bằng sự  thúc đẩy của môi trường quốc tế và sự quyết đoán của các nhà lãnh   đạo phương Bắc mà ngày 25 tháng 6 năm 1950, quân đội Cộng hòa   dân chủ  nhân dân Triều Tiên vượt qua giới tuyến Triều Tiên  ở  vĩ  tuyến 38, đánh về phía Seoul, mở đầu cho cuộc nội chiến tiềm tàng  nhiều nguy cơ về sự đụng độ của hai cường quốc. 2. Các lực lượng liên quan 3 Kathryn Wesathersby, the Soviet Role in the Early Phase of the Korean War: New documents evedence”, Winter 1993, tr.433. 4 A.V.Torkunov, Cuộc chiến tranh bí ẩn: xung đột Triều Tiên 1950-1953, Nxb. Rosspen, 2002. Chiến tranh Triều Tiên ban đầu nổ ra dưới hình thức của một  cuộc nội chiến với sự  tham gia của hai lực lượng là quân đội của   Nam­Bắc Triều Tiên. Song với tình hình căng thẳng của chính trị  thế  giới lúc bấy giờ  và vị  thế  chiến lược của Triều Tiên mà nội  chiến đã phát triển dần dần và có nguy cơ trở thành một cuộc chiến  tranh lớn. Tuy hai nước đứng đầu phe Đông – Tây không trực tiếp  tham gia nhưng rõ ràng ta vẫn thấy được đây là cuộc chiến tranh  xung đột giữa hai phe xã hội chủ  nghĩa và tư  bản chủ  nghĩa. Lực   lượng gìn giữ  hòa bình của Liên hợp quốc vào cuộc để  giúp đỡ  quân Nam Triều Tiên mà thành phần chủ  yếu là quân Mỹ, chịu sự  chỉ   đạo  của   chính  quyền   H.   Truman.  Về   phía   quân  Bắc,   những   động thái của quân đội Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên cũng  chịu sự  chi phối một phần của người anh cả  Liên Xô. Đồng thời  cũng nhận được sự  giúp sức vô cùng to lớn của nước Cộng hòa  nhân dân Trung Hoa. Do đó có thể thấy thành phần lực lượng tham  chiến khá phức tạp. Rõ ràng chỉ có hai phe chứ không có bên thứ ba  tham dự  nhưng tính chất của nó lại không hề  đơn giản. Những   quốc gia tham gia đều có lợi ích và quan điểm nhìn chung là khác   nhau nên đã tạo ra sự  phức tạp về  lực lượng liên quan trong cuộc   chiến tranh Triều Tiên. Ngày 25 thán ...

Tài liệu được xem nhiều: