Danh mục

Tiểu luận - Phát triển kinh tế tri thức đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 340.47 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Loài người đang chứng kiến sự ra đời của một xu hướng phát triển mới - phát triển kinh tế tri thức. Trên thực tế, kinh tế tri thức đang tự khẳng định mình ở những khía cạnh rất cơ bản và đã trở thành tiêu điểm chú ý không chỉ của các học giả mà còn của nhiều nhà hoạch định chiến lược phát triển của các quốc gia. Việt Nam là nước kém phát triển, nhưng cũng không thể bỏ qua xu thế này, không thể đáp ứng một cách chủ động, hoặc là để hướng tới...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận - Phát triển kinh tế tri thức đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam Tiểu luận Môn tự chọn Đề tài:Phát triển kinh tế tri thức đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam Mở đầu Loài người đang chứng kiến sự ra đời của một xu hướng phát triển mới - phát triểnkinh tế tri thức. Trên thực tế, kinh tế tri thức đang tự khẳng định mình ở những khía cạnh rấtcơ bản và đã trở thành tiêu điểm chú ý không chỉ của các học giả mà còn của nhiều nhàhoạch định chiến lược phát triển của các quốc gia. Việt Nam là n ước kém phát triển, nhưngcũng không thể bỏ qua xu thế này, không thể đáp ứng một cách chủ động, hoặc là để hướngtới việc Từng bước xây dựng nền kinh tế tri thức hoặc là để thích nghi với nền kinh tế trithức ở các nước khác nhau, bởi chúng ta chủ trương mở cửa, hội nhập quốc tế và trong mọivăn bản chiến lược, bối cảnh quốc tế luôn được coi là một cơ sở quan trọng xác định quanđiểm, mục tiêu, giải pháp phát triển. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác địnhnhiệm vụ phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Đểthực hiện được nhiệm vụ này, chúng ta cần nhanh chóng tiến hành công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong điều kiện ngàynay không thể đi theo con đường truyền thống kéo dài hàng trăm năm như các nước đitrước, mà phải kết hợp hợp lý giữa tuần tự với bước nhảy vọt, mạnh dạn và táo bạo, đi ngayvào trình độ hiện đại. Muốn vậy, phải phát huy lợi thế đất nước, tận dụng mọi khả năngthuận lợi từng bước phát triển kinh tế tri thức để đẩy nhanh quá trình công nghi ệp hóa,hiện đại hóa. Chỉ bằng cách đó, chúng ta mới có khả năng rút ngắn quá trình côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theohướng hiện đại. I. Sự cần thiết và khả năng từng bước phát triển kinh tế tri thức để đẩy nhanhquá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam 1. Tình hình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam được thực hiện từ đầu nhữngnăm 1960 của thế kỷ XX. Hơn 40 năm qua, đường lối công nghiệp hóa đất nước đã có nhiềuđiều chỉnh thay đổi khá cơ bản theo sự thay đổi tư duy và điều kiện cụ thể. Đặc trưng cơ bản của công nghiệp hóa trong thời kỳ 1960 - 1985 là việc thực hiệnđường lối đã được xác định từ Đại hội III của Đảng (1960): Xây dựng một nền kinh tế xãhội chủ nghĩa cân đối và hiện đại, kết hợp công nghiệp với nông nghiệp và lấy công nghiệpnặng làm nền tảng, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời gia sứcphát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, nhằm biến nước ta từ một nước nông nghiệp lạchậu thành nước có công nghiệp hiện đại và nông nghiệp hiện đại(1). Đường lối này được thực hiện có kết quả ở miền Bắc vào những năm đầu của kếhoạch 5 năm lần thứ nhất 1960-1965. Sau khi đất nước thống nhất, đường lối này tiếp tụcđược thực hiện trong phạm vi cả nước với những điều chỉnh và bổ sung nhất định. Đại hộiIV của Đảng nhấn mạnh: ...Điều có ý nghĩa quyết định là phải thực hiện công nghiệp hóaxã hội chủ nghĩa, nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội tạo ra mộtcơ cấu kinh tế công - nông nghiệp hiện đại. Con đường cơ bản để tạo ra cơ cấu ấy là ưutiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và côngnghiệp nhẹ(2). Tại Đại hội V của Đảng, đường lối đó đã được điều chỉnh một bước khá cơ bản:Nội dung chính của công nghiệp hóa xã hội chủ n ghĩa trong 5 năm 1981-1985 và nhữngnăm 80 là: tập trung sức phát triển mạnh nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu,đưa nông nghiệp một bước lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, ra sức đẩy mạnh sản xuất hàngtiêu dùng và tiếp tục xây dựng một số ngành công nghiệp quan trọng(1).(1) Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam, Văn kiệnĐại hội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam xuất bản, 1960, tập 1,tr.67.(2) Đảng Cộng sản Việt Nam, Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảngtại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ tư, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1977, tr.57.(1) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, Nxb Sựthật, Hà Nội, 1982, tr.26. Việc thực hiện đường lối công nghiệp hóa theo mô hình của Liên Xô và các nướcxã hội chủ nghĩa Đông Âu, cùng với việc duy trì khá lâu cơ chế kế hoạch hóa tập trung ngàycàng bộc lộ rõ những khiếm khuyết, bất cập và dẫn nước ta lâm vào tình trạng khủng hoảngkinh tế - xã hội trầm trọng vào những năm 1980. Thời kỳ 1986 đến nay là thời kỳ thực hiện đổi mới toàn diện và đồng bộ cả về tưduy nhận thức, quan điểm, đường lối và tổ chức chỉ đạo thực hiện. Đường lối công nghiệphóa, hiện đại hóa đã có những điều chỉnh và bổ ...

Tài liệu được xem nhiều: