Danh mục

TIỂU LUẬN: Phương hướng nhiệm vụ chính trong những năm tiếp theo của Vụ Hợp tác Quốc tế và một số giải pháp

Số trang: 36      Loại file: pdf      Dung lượng: 367.75 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nông nghiệp được biết đến như một lĩnh vực không những cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến thực phẩm mà còn sản xuất ra những mặt hàng có giá trị xuất khẩu, tăng thêm nguồn thu ngoại tệ. Hiện tại cũng như tương lai, nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội mà không ngành nào có thể thay thế được. Trong giai đoạn hội nhập kinh tế của Việt...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TIỂU LUẬN: Phương hướng nhiệm vụ chính trong những năm tiếp theo của Vụ Hợp tác Quốc tế và một số giải pháp TIỂU LUẬN:Phương hướng nhiệm vụ chính trongnhững năm tiếp theo của Vụ Hợp tác Quốc tế và một số giải pháp LỜI MỞ ĐẦU Nông nghiệp được biết đến như một lĩnh vực không những cung cấp lươngthực, thực phẩm cho con người, đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các ngành côngnghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến thực phẩm mà còn sản xuấtra những mặt hàng có giá trị xuất khẩu, tăng thêm nguồn thu ngoại tệ. Hiện tại cũngnhư tương lai, nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xãhội mà không ngành nào có thể thay thế được. Trong giai đoạn hội nhập kinh tế củaViệt Nam, mặc dù Đảng và Nhà nước ta đưa ra mục tiêu phát triển đất nước theohướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá nhưng vai trò của ngành Nông nghiệp luônluôn được đề cao và được tạo rất nhiều cơ hội phát triển. Do đó, vai trò tham mưu,hoạch định các chính sách cho Nông nghiệp của Bộ Nông nghiệp và Phát triểnNông thôn ngày càng được nhấn mạnh. Bản báo cáo gồm 3 chương:Chương I: Giới thiệu tổng quan về Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và VụHợp tác Quốc tếChương II: Hoạt động của Vụ Hợp tác Quốc tếChương III: Phương hướng nhiệm vụ chính trong những năm tiếp theo của Vụ Hợptác Quốc tế và một số giải pháp. CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ BỘ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VÀ VỤ HỢP TÁC QUỐC TẾI. Quá trình hình thành và phát triển của Bộ Nông Nghiệp & Phát triển nôngthôn1.1. Quá trình hình thành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được thành lập từ năm 1995 trên cơsở hợp nhất 3 Bộ: Nông nghiệp - Công nghiệp thực phẩm, Lâm nghiệp và Thuỷ lợi. Ngày 31 tháng 7 năm 2007, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Nghị quyết vềcơ cấu Chính phủ nhiệm kỳ khoá XII, trong đó Quốc hội đã thông qua việc hợp nhấtBộ Thuỷ sản vào Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành Bộ Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn. Ngày 03 tháng 01 năm 2008 Chính phủ ban hành Nghị định số 01/2008/NĐ-CP về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan của Chính phủ, thực hiệnchức năng quản lý nhà nước các ngành, lĩnh vực: nông nghiệp, lâm nghiệp, diêmnghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi và phát triển nông thôn trong phạm vi cả nước; quản lýnhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ1.2. Sự phát triển của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn qua các thời kỳ1.2.1. Thời kỳ từ năm 1987 đến năm 1995: Trong thời kỳ này, cơ cấu các bộ về nông nghiệp ở nước ta tồn tại 3 Bộ:Nông nghiệp - Công nghiệp thực phẩm, Lâm nghiệp và Thuỷ lợi Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm trước đây được thành lập-năm 1987 trên cơ sở sáp nhập 3 Bộ: Nông nghiệp, Lương thực và Công nghiệp thựcphẩm. Bộ Nông Nghiệp và Công Nghiệp thực phẩm là Cơ quan của Hội đồng bộtrưởng, có trách nhiệm thống nhất quản lý Nhà Nước về nông nghiệp, lương thực vàcông nghiệp thực phẩm trong phạm vi cả nước theo đường lối, chính sách của Đảngpháp luật của Nhà Nước, bảo đảm nhu cầu về lương thực, thực phẩm cho nhân dân,cho quốc phòng, nguyên liệu cho công nghiệp và nông sản xuất khẩu.- Bộ Thuỷ lợi: là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhànước về tài nguyên nước; về quản lý khai thác công trình thuỷ lợi và công tác phòngchống lụt bão, bảo vệ đê điều trong cả nước.- Bộ Lâm nghiệp: là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lýNhà nước về quản lý, bảo vệ, xây dựng, phát triển rừng, sử dụng rừng, có tráchnhiệm tổ chức thực hiện việc quản lý Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng theoquy định tại Luật Bảo vệ và phát triển rừng.1.2.1. Thời kỳ từ năm 1995 đến nay:- Ngày 3/10-28/10/1995, tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá 9 Nghị định về việcthành lập Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên cơ sở hợp nhất 3 Bộ: Lâmnghiệp, Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm và Thuỷ lợi đã được thông qua.- Ngày 01/11/1995, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 73-CP về chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn.- Ngày 31 tháng 7 năm 2007, Quốc hội khoá XII đã thông qua Nghị quyết vềcơ cấu Chính phủ nhiệm kỳ khoá XII, trong đó Quốc hội đã thông qua việc hợp nhấtBộ Thuỷ sản vào Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành Bộ Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn.- Ngày 03 tháng 01 năm 2008 Chính phủ ban hành Nghị định số 01/2008/NĐ-CP về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn. Theo đó: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước các ngành,lĩnh vực: nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ ...

Tài liệu được xem nhiều: