Danh mục

Tiểu luận: Sử dụng phần mềm geospatial toolkit đánh giá tiềm năng sinh khối tỉnh Thái Nguyên

Số trang: 43      Loại file: pdf      Dung lượng: 542.68 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thái Nguyên là một tỉnh ở Đông Bắc Việt Nam, tiếp giáp với thủ đô Hà Nội và là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Thái Nguyên là một trung tâm kinh tế - xã hội lớn của khu vực Đông Bắc hay cả Vùng trung du và miền núi phía Bắc. Tỉnh Thái Nguyên được tái lập ngày 1/1/1997 với việc tách tỉnh Bắc Thái thành hai tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận: Sử dụng phần mềm geospatial toolkit đánh giá tiềm năng sinh khối tỉnh Thái Nguyên TIỂU LUẬNSỬ DỤNG PHẦN MỀM GEOSPATIAL TOOLKIT ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG SINH KHỐI TỈNH THÁI NGUYÊNPhần 1: Tình hình kinh tế xã hôi của tỉnh Thái Nguyên:1.1. Tình hình kinh tế - xã hội:1.1.1. Giới thiệu chung về Tỉnh Thái Nguyên:Thái Nguyên là một tỉnh ở Đông Bắc Việt Nam, tiếp giáp với thủ đô Hà Nội và làtỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Thái Nguyên là một trung tâm kinhtế - xã hội lớn của khu vực Đông Bắc hay cả Vùng trung du và miền núi phía Bắc.Tỉnh Thái Nguyên được tái lập ngày 1/1/1997 với việc tách tỉnh Bắc Thái thành haitỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên. Thái Nguyên hiện đang được nghiên cứu để trởthành vùng kinh tế trọng điểm Bắc thủ đô Hà Nội1.1.1.1 Địa lý: a. Vị trí: Tỉnh Thái Nguyên có diện tích 3.562,82 km² phía bắc tiếp giáp với tỉnh BắcKạn, phía tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía đông giáp với cáctỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội. Tỉnh TháiNguyên trung bình cách sân bay quốc tế Nội Bài50 km, cách biên giới Trung Quốc200 km, cách trung tâm Hà Nội 75 km và cảng Hải Phòng 200 km. Với vị trí địa lýlà một trong những trung tâm chính trị, kinh tế,giáo dục của khu Việt Bắc nóiriêng, của vùng trung du miền núi phía Bắc nói chung, Thái Nguyên là cửa ngõgiao lưu kinh tế - xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ.Việc giao lưu đã được thực hiện thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đườngsông hình rẻ quạt mà thành phố Thái Nguyên là đầu nút. b. Địa chất: Khu vực tây bắc Thái Nguyên bao gồm huyện Định Hóa và các xã phía tây củahai huyện Phú Lương, Đại Từ có lịch sử hình thành sớm nhất, thuộc chu kỳ kiếntạo sơn Caledonia bắt đầu cách đây 480 triệu năm và được hình thành xongtrong đại cổ sinh cách đây 225 triệu năm. Các khu vực núi còn lại của Thái Nguyêncó lịch sử địa chất trẻ hơn. Phần lớn lãnh thổ Thái Nguyên có lịch sử hình thànhsuốt trung sinh (bắt đầu từ cách đây 240 triệu năm và kết thúc cách đây 67 triệunăm, kéo dài trong khảng 173 triệu năm). Sau khi được hình thành xong (cách đây 67 triệu năm), lãnh thổ Thái Nguyênngày nay tồn tại dưới chế độ lục địa liên tục 50 triệu năm. Với thời gian này, địahình Thái Nguyên ngày nay được san bằng và trở thành bình nguyên. Đến kiến tạosơn Hymalaya cách đây khoảng 25 triệu năm, do vận động nâng lên mãnh liệt,Thái Nguyên cũng được nâng cao từ 200 đến 500m, làm cho địa hình trẻ lại.Những miền được nâng cao có địa hình bị cắt xẻ, các vật liệu trầm tích trẻ, mềm bịngoại lực bóc mòn, các núi cổ được cấu tạo bằng nham thạch cổ hơn, cứng hơn lạilộ ra, tái lập lại địa hình như lúc mới hình thành xong (cuối trung sinh). Hang Phượng Hoàng trên địa bàn Huyện Võ Nhai c. Địa hình: Thái Nguyên có nhiều dãy núi cao chạy theo hướng bắc- nam và thấp dần xuống phía nam. Cấu trúc vùng núi phía Bắc chủ yếu là đa phong hóa mạnh, tạo thành nhiều hang động và thung lũng nhỏ. Phía bắc Thái Nguyên gồm rừng núi và đồng lầy. Về phía đông có những dãy núi cao nằm giữa những ngọn núi đá vôi ở phố Bình Gia. Về phía đông bắc, có cao nguyên Vũ Phái được giới hạn bởi những dãy núi đá vôi và Tam Đảo là dãy núi tạo thành ranh giới giữa tỉnh Thái Nguyên và hai tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang Phía tây bắc Thái Nguyên có thung lũng Chợ Chu bao gồm nhiều cánh đồng vànhững thung lũng nhỏ. Giữa Đồn Đủ và Cổ Lương là một cánh đồng giáp với caonguyên Trúc Thanh và Độ Tranh gồm nhiều đồi núi lan tới tận khu đồng lầy PhúcLinh. Phía tây nam có dãy Tam Đảo dọc theo cao nguyên Văn Lang và cánh đồng ĐạiTừ. Tam Đảo có đỉnh cao nhất 1.591 m, các vách núi dựng đứng và kéo dài theohướng tây bắc-đông nam. Ngoài dãy núi trên còn có dãy Ngân Sơn bắt đầu từ BắcKạn chạy theo hướng đông bắc-tây nam đến Võ Nhaivà dãy núi Bắc Sơn cũngchạy theo hướng tây bắc-đông nam. Cả ba dãy núi Tam Đảo, Ngân Sơn, BắcSơn đều là những dãy núi cao che chắn gió mùa đông bắc. Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi nhưng địa hình lại không phức tạplắm so với các tỉnh trung du, miền núi khác, đây là một thuận lợi của Thái Nguyêncho canh tác nông lâm nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội nói chung so với cáctỉnh trung du miền núi khác. d. Thủy văn: Sông Cầu là con sông chính của tỉnh và gần như chia Thái Nguyên ra thành hainửa bằng nhau theo chiều bắc nam. Sông bắt đầu chảy vào Thái Nguyên từ xã VănLăng, huyện Đồng Hỷ và đến địa bàn xã Nga My, huyện Phú Bình, sông trở thànhranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Giang và sau đó hoàn toàn rakhỏi địa bàn tỉnh ở xã Thuận Thành, huyện Phổ Yên. Ngoài ra Thái Nguyên còn cómột số sông suối khác nhưng hầu hết đều là phụ lưu của sông Cầu. Trong đó đángkể nhất là sông Đu, s ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: