Danh mục

Tiểu luận: Tài nguyên Biển Đông

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 286.69 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Biển Đông là một vùng biển có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam nói riêng và các nước giáp Biển Đông nói chung. Biển Đông đối với những tài nguyên dồi dào đóng vai trò lớn trong phát triển kinh tế của các quốc gia, do đó việc nghiên cứu tài nguyên biển là rất cần thiế
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận:Tài nguyên Biển ĐôngBÀI TIỂU LUẬN: ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN BIỂN ĐÔNG Chủ đề: Tài nguyên Biển Đông 1 PHẦN MỞ ĐẦU LÝ DO CHỌN VẤN ĐỀ: Biển Đông là một vùng biển có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam nóiriêng và các nước giáp Biển Đông nói chung. Biển Đông đối với những tàinguyên dồi dào đóng vai trò lớn trong phát triển kinh tế của các quốc gia, do đóviệc nghiên cứu tài nguyên biển là rất cần thiết. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ: Việc nghiên cứu tài nguyên trên Biển Đông đã được tiến hành từ rất lâu,nhiều tác giả đã nghiên cứu. Nhóm thực hiện chỉ đưa ra những nội dung cơ bảnnhất với tầm hiểu biết còn nhiều hạn chế. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ, PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Đối tượng: Bài tiểu luận nghiên cứu những loại tài nguyên chính trên Biển Đông. Nhiệm vụ: Khái quát một số loại tài nguyên chính, hiện trạng, vai trò của chúng đối vớisự phát triển kinh tế-xã hội. Phạm vi nghiên cứu: Bài tiểu luận bước đầu tìm hiểu những loại tài nguyên chính của Biển Đôngtiềm năng, hiện trạng và liên hệ với Việt Nam. 1.4. NGUỒN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: - Bài tiểu luận sử dụng tài liệu bao gồm: cuốn “Địa lý nhiên Biển Đông” củatác giả Nguyễn Văn Âu, các báo cáo khoa học, mạng Internet… - Phương pháp nghiên cứu: phương pháp thống kê, phương pháp thu thập sốliệu, phương pháp phân tích và tổng hợp… 1.5. CẤU TRÚC BÀI TIỂU LUẬN: 2 Cấu trúc bài tiểu luận gồm ba phần: - Phần mở đầu - Phần nội dung - Phần kết luận II. PHẦN NỘI DUNG 2.1 TÀI NGUYÊN SINH VẬT: Vị trí, địa lý và khí hậu đặc biệt đã tạo cho vùng biển Đông sự đa dạng sinhhọc cao so với các nước trên thế giới, cả về cấu trúc thành phần loài, hệ sinh tháivà nguồn gen. Khác biệt về điều kiện tự nhiên từ Bắc đến Nam như sự thay đổinhiệt độ theo vĩ tuyến, mức độ trao đổi môi trường với các vùng xung quanh,hình thái thềm lục địa… đã tạo nên những nét đặc trưng của các hệ sinh thái giữacác vùng biển ở Việt Nam. Cho đến nay, trong vùng biển này đã phát hiện được khoảng 11.000 loài sinhvật cư trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình. Trong đó có khoảng 6.000loài động vật đáy, 2.038 loài cá, trên 100 loài cá kinh tế, hơn 300 loài san hôcứng, 653 loài rong biển, 657 loài động vật phù du, 537 loài thực vật phù du, 94loài thực vật ngập mặn, 225 loài tôm biển, 14 loài cỏ biển, 15 loài rắn biển, 12loài thú biển và 5 loài rùa biển. Nguồn tài nguyên sinh vật biển quan trọng đã mang đến những ưu thế chođời sống và sự phát triển kinh tế của các nước xung quanh. Trữ lượng hải sảnđánh bắt khoảng 3 – 3,5 triệu tấn, cơ cấu hải sản rất phong phú, có giá trị kinh tếcao có thể khai thác được hàng năm. Trong khu vực, có các nước đánh bắt vànuôi trồng hải sản đứng hàng đầu thế giới như Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam,Indonesia và Philippines. 3 Biển Việt Nam với dải bờ chạy dài trên 3260 km, diện tích trên 1 triệu km2,hàng năm đem lại nguồn lợi trên 2 triệu tấn trong số hơn 90 triệu tấn hải sản củathế giới, đồng thời cũng là hệ sinh thái rất đặc thù và được đánh giá là một trong16 trung tâm đa dạng sinh học cao của thế giới. Đây là một điều kiện thuận lợi đểnước ta phát triển đa dạng các ngành kinh tế biển và ven biển trong hơn 50 nămqua. Hiện nay, trong xu thế cả thế giới đang vươn mạnh ra biển để khai thác tiềmnăng sẵn có của đại dương, việc điều tra nghiên cứu môi trường và tài nguyênsinh vật biển Đông ngày càng khẳng định những ý nghĩa quan trọng với đất nướctrong giai đoạn mới. Các nghiên cứu đã chứng minh nguồn lợi hải sản Việt Nam phong phú đadạng bao gồm khoảng trên 2.000 loài cá, gần 6.000 loài động vật đáy, 653 loàitảo, 5 loài rùa, 12 loài rắn biển... Trong đó, có một số nhóm sinh vật biển có giátrị kinh tế quan trọng như cá, tôm, mực… đã được xác định khu vực phân bố, trữlượng và khả năng khai thác. Trữ lượng cá đáy và cá nổi khoảng 3,0-3,5 triệu tấn(chưa kể cá nổi di cư xa, cá sống ở ven các đảo...), với khả năng khai thác(exploitation potential) khoảng 1,5 – 1,7 triệu tấn. Bên cạnh đó, nghiên cứu đadạng hóa về sản phẩm biển đang là hướng đi rất tích cực, nhằm giảm bớt áp lựclên các đối tượng khai thác truyền thống. Các loài thân mềm (ngao, nghêu, tu hài,hàu, vẹm, ốc hương…) đang được coi là đối tượng khai thác, nuôi trồng chỉ đứngsau cá. Đặc biệt trong một số năm gần đây, các nhà khoa học Viện KHCN VN đãtìm được nhiều chất có giá trị dược liệu quý từ các loài hải miên, da gai, san hô,sứa biển… Đây là hướng đi rất tích cực trong nghiên cứu, sử dụng hợp lý nguồnlợi sinh vật biển. Ngoài ra, việc thường xuyên nghiên cứu, biên tập Sách Đỏ ViệtNam cũng góp phần đáng kể vào việc bảo vệ nguồn lợi sinh vật biển 4 2.2 TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN 2.2.1 Tài nguyên khoáng sản dầu mỏ và khí đốt Biển Đông nằm trên 2 khu vực vành đai ...

Tài liệu được xem nhiều: