Danh mục

TIỂU LUẬN THỊ TRƯỜNG MÔ TÔ VIỆT NAM

Số trang: 14      Loại file: doc      Dung lượng: 176.00 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thị trường mô tô là một thị trường cạnh tranh độc quyền( nội dung thuộc kinh tế vi mô) phù hợp với yêu cầu của bài tiểu luận đặt ra. Qua sự trình bày của nhóm người đọc sẽ biết được thế nào là cạnh tranh độc quyền. Do vấn đề về thị trường mô tô Việt Nam còn khá mới mẻ, ít được đề cập đến nên nó là miền đất mới đầy bí ân, cuốn hút sự tò mò của nhóm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TIỂU LUẬN THỊ TRƯỜNG MÔ TÔ VIỆT NAM BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH MARKETING THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LỚP 12CTC – NHÓM 10 GV: Lê Minh Phương Mai MÔN KINH TẾ VI MÔ BÀI TIỂU LUẬN THỊ TRƯỜNG MÔ TÔ VIỆT NAM Thành viên: 1. Ngô Thị Ngọc Nhi 2. Trịnh Thị kim Ming 3. Nguyễn Thị Mỹ Toàn 4. Trần Thị Minh Nguyệt 5. Trần Thị Hạnh Nhi 6. Nguyễn Ngọc Ngân 7. Phạm Nguyễn Phượng Nghi 8. Phạm Xuân Đắc (nhóm trưởng) sdt 0966774698 9. Trần Minh Thành 10. Huỳnh Thị Mĩ Hiềne-mail nhóm: gandafl3000@yahoo.com NĂM HỌC: 2012-2013 1I. Lý do lựa chọn đề tài - Thị trường mô tô là một thị trường cạnh tranh độc quyền( nội dung thuộc kinh tế vi mô) phù hợp với yêu cầu của bài tiểu luận đặt ra. Qua sự trình bày của nhóm người đọc sẽ biết được thế nào là cạnh tranh độc quyền. - Do vấn đề về thị trường mô tô Việt Nam còn khá mới mẻ, ít được đề cập đến nên nó là miền đất mới đầy bí ân, cuốn hút sự tò mò của nhóm. - Việc tìm kiếm thông tin, tư liệu nghiên cứu về thị trường này cũng không hề đơn giản. Đây chính là những thử thách đầu tiên giúp các thành viên trong nhóm làm quen với cách học tập ở môi trường mới( học tập – nghiên cứu). Ngoài ra mô tô là một sản phẩm hiện đại, mang tính thẩm mĩ cao, được nhiều người ưa thích nên rất cuốn hút người đọc. Vì thế thông qua bài này nhóm muốn đem lại những hiểu biết mới về mô tô cho mọi người. - Hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản về thị trường và tình hình thị trường. phân tích thực trạng cạnh tranh trên thị trường. Chỉ ra những thuận lợi, khó khăn và nguyên nhân đồng thời đề xuất các giải pháp giúp doanh nghiệp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình cũng như phát triển thị trường trong tương lai.II. Cơ sở lý thuyết II.1 Thị trường: Khái niệm: - Thị trường theo nghĩa hẹp: là tập hợp các thỏa thuận thông qua đó người bán và người mua tiếp cận nhau để mua bán hàng hóa và dịch vụ. - Theo nghĩa rộng: thị trường bao gồm tất cả các khách hàng hiện tại và tương lai có cùng một nhu cầu, mong muốn và có khả năng mua, bán, trao đổi một hàng hóa, dịch vụ cụ thể để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn đó. Nói cách khác thị trường diễn tả sự tương tác giữa người sản xuất và người tiêu dùng, giữa người mua, người bán để hình thành giá cả và sản lượng hàng hóa giao dịch. Tóm lại, thị trường diễn tả sự tương tác giữa người tiêu dùng( tiêu dùng cho sản xuất và tiêu dùng cho cá nhân) với người sản xuất( các công ty, doanh nghiệp) để thông nhất về giá mua, giá bán, lượng mua, lượng bán và các bên đều đạt được mục đích của mình Phân loại: theo mức độ chiếm lĩnh thị phần: Có bốn loại thị trường: thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thị trường cạnh tranh độc quyền, thị trường độc quyền nhóm và thị trường độc quyền. Cạnh tranh độc quyền(bán cạnh tranh) Khái niệm: Là một thị trường có vô số ngời mua, vô số người bán, mua những sản phẩm giống hệt nhau hoặc khác nhau chút ít(dị biệt), người mua, 2 người bán có chút ít thế lực độc quyền để có thể kiểm soát sản lượng và giá cả sản phẩm của mình. Đặc điểm: - Có rất nhiều người mua, người bán( tuy nhiên không đủ điều kiện để trở thành thị trường cạnh tranh hoàn toàn) - Sản phẩm không đồng nhất mà mang tính dị biệt, khả năng thay thế cao nhưng không thể thay thế hoàn toàn(còn thị trường độc quyền là không thể thay thế ). - Mỗi doanh nghiệp có một tỷ trọng nhỏ so với thị trường, nhưng tính dị biệt của sản phẩm làm cho nó có chút ít thế lực độc quyền, có thể kiểm soát sản lượng và giá cả sản phẩm của mình. - Nhiều người bán tự do gia nhậpvà rút lui khỏi ngành.2.2 Giải thích các thuật ngữ, lý thuyết liên quan: - Cầu: số lượng hàng hóa mà người mua muốn mua và có khả năng mua ở những mức giá khác nhau trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, trong một khoảng thời gian nhất định. - Cung: là lượng hàng hóa, dịch vụ nhà sản xuất sẵn lòng cung và có khả năng cung ứng tại mỗi mức giá, trong một khoảng thời gian nhất định, với các yếu tố khác không đổi. - Thuế tiêu thụ đặc biệt: là sắc thuế đánh vào các mặt hàng chưa ...

Tài liệu được xem nhiều: