Danh mục

Tiểu luận: Thực trạng sử dụng thiết bị điện tử và nhận thức của sinh viên về ảnh hưởng của chúng đối với sức khỏe

Số trang: 54      Loại file: doc      Dung lượng: 983.50 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đi cùng với những thành công không thể chối cãi của công nghệ thông tin và thiết bị điện tử nói chung, cũng như của điện thoại di động, máy tính xách tay, tai nghe,... nói riêng, chúng ta cũng cần nhìn nhận những tác hại mà chúng mang lại cho con người. Vài năm gần đây, người tiêu dùng khá hoang mang trước những tin tức khác nhau về việc có hay không những rủi ro do các loại thiết bị này gây ra. Các nhà khoa học, các tổ chức, chuyên gia trong rất nhiều lĩnh vực khác...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận: Thực trạng sử dụng thiết bị điện tử và nhận thức của sinh viên về ảnh hưởng của chúng đối với sức khỏe ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BỘ MÔN NHẬT BẢN HỌC LỚP NHẬT 1-09   Bài thực hành: Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Đề tài: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ VÀ NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA CHÚNG ĐỐI VỚI SỨC KHỎE (Trường ĐH KHXH&NV-cơ sở Linh Trung- Thủ Đức) Giảng viên hướng dẫn: Châu Văn Ninh Thành phố Hồ Chí Minh,tháng 1 năm 2011 1    MỤC LỤC Phần 1: Dẫn nhập….………..……………………………………………...3 1.1. Lí do chọn đề tài…………………………………………………...…...4 1.2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu………...……………………………..6 1.3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu…………………………………......6 1.4. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………….7 1.5. Tổng quan tình hình nghiên cứu..………………………………………8 Phần 2: Nội dung…..…………………...……………….………………...11 Chương I : Cơ sở lí luận….…………………….……….…..……………11 2.I.1. Quá trình hình thành và phát triển của thiết bị điện tử..…………… 11 2.I.2. Tác hại của thiết bị điện tử đối với sức khỏe sinh viên……………..19 2.I.3. Giả thuyết nghiên cứu……………………………………………….26 Chương II : Thực trạng sử dụng thiết bị điện tử của sinh viên………..27 2.II.1. Thực trạng sử dụng laptop…………………………………………..29 2.II.2. Thực trạng sử dụng điện thoại di động……………………………..32 2.II.3. Thực trạng sử dụng tai nghe……………………………………….34 Chương III: Kết luận và giải pháp.…………………………..…………41 2.III.1 Kết luận.……………………………………………………………41 2.III.2 Giải pháp….………………………………………………………...41 Tài liệu tham khảo………………………………………………………...45 Phụ lục……………………………………………………………….…….46 2    PHẦN 1: DẪN NHẬP   1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, các thiết bị điện tử ngày càng trở nên phổ biến và đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống con người. Những thành tựu của khoa học công nghệ đã và đang thay đổi thế giới từng giờ từng phút, đáp ứng và cung cấp cho con người những loại máy móc, thiết bị tiện dụng và hiện đại nhất. Kỷ nguyên của thông tin đã gắn con người với máy tính xách tay, với điện thoại di động, với máy nghe nhạc, với tai nghe ngày càng nhiều hơn. Những loại thiết bị điện tử này được sản xuất và tiêu thụ với tốc độ chóng mặt. Chúng phổ biến đến mức có thể được trông thấy ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào. Hình ảnh những người hàng ngày hàng giờ sử dụng điện thoại di động, làm việc, học tập liên tục với máy tính xách tay, hay đeo tai nghe mọi lúc mọi nơi có lẽ đã trở nên quá quen thuộc trong cuộc sống. Năm 2006, ước tính khoảng 730 triệu điện thoại di động được tiêu thụ và đã có khoảng gần hai tỷ người trên toàn thế giới dùng điện thoại di động. Theo International Data Corporation (IDC), doanh số bán ra của máy tính xách tay trên toàn cầu đã đạt mức kỷ lục, đạt 47,5 triệu chiếc tính đến năm 2005. Và đúng như IDC dự đoán, số lượng máy tính xách tay đã đạt ngưỡng 50% trên tổng số máy tính cá nhân bán ra vào năm 2008. Khoảng nửa triệu máy tính xách tay đã được tiêu thụ qua các kênh trong năm 2009, tương đương 42.000 máy mỗi tháng. Tại Việt Nam, theo thống kê của Công ty nghiên cứu thị trường GFK, năm 2005, lượng máy tính xách tay tiêu thụ ước đạt 28.500 chiếc. Và kèm theo việc sử dụng máy tính, máy nghe nhạc và điện thoại di động, các loại tai nghe cũng được tiêu thụ tới mức kỉ lục. 3    Kết hợp giữa nhu cầu chia sẻ thông tin với khả năng lưu động và kết nối của thiết bị điện tử, một lần nữa người ta phải thừa nhận điều mà các chuyên gia vẫn khẳng định lâu nay rằng công nghệ đang thay đổi về căn bản cách mà con người chúng ta sống, làm việc và suy nghĩ. Thiết bị điện tử mà tiêu biểu là máy tính xách tay, điện thoại di động,... đã, đang và sẽ chi phối thế giới, tác động trực tiếp đến cuộc sống con người. Nhìn nhận một cách khách quan thì quả thật sự ra đời và phát triển của các thiết bị này đã góp phần làm cuộc sống của chúng ta trở nên thuận tiện, dễ chịu và hiệu quả hơn rất nhiều. Đi cùng với những thành công không thể chối cãi của công nghệ thông tin và thiết bị điện tử nói chung, cũng như của điện thoại di động, máy tính xách tay, tai nghe,... nói riêng, chúng ta cũng cần nhìn nhận những tác hại mà chúng mang lại cho con người. Vài năm gần đây, người tiêu dùng khá hoang mang trước những tin tức khác nhau về việc có hay không những rủi ro do các loại thiết bị này gây ra. Các nhà khoa học, các tổ chức, chuyên gia trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau đã tiến hành nhiều công trình nghiên cứu, đưa ra những ý kiến trái chiều về ảnh hưởng của các thiết bị này đối với sức khỏe con người. Các nhà nghiên cứu của Đại học Quốc gia Thuỵ Điển, dưới sự tài trợ của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tìm ra mối liên hệ giữa thời gian sử dụng điện thoại di động với sự phát triển khối u não ác tính khi tiến hành nghiên cứu trên 905 bệnh nhân ung thư trong độ tuổi từ 20 đến 80. “85 trong số 905 bệnh nhân được nghiên cứu (gần 10%) là những người đã dùng điện thoại di động hoặc điện thoại không dây ở độ tuổi sớm và sử dụng liên tục trong thời gian dài”, báo cáo nghiên cứu cho biết. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn chỉ ra rằng không khó để nhận ra mức độ nguy hiểm càng tăng lên đối với những khối u ở phần đầu, nơi trực tiếp tiếp xúc với điện thoại. Nghiên cứu trên 100 sinh viên đã phát hiện, những ai nghe nhạc với 80% dung lượng âm thanh, tại điểm mà âm thanh được cho là to, thì không nên vượt quá 90 4    phút mỗi ngày. Thính giác của bạn sẽ bị hỏng nếu thường xuyên nghe nhạc mạnh hơn 90 phút mỗi ngày bằng tai nghe từ máy chơi nhạc kỹ thuật số. Theo nghiên cứu của một bác sỹ chuyên k ...

Tài liệu được xem nhiều: