Danh mục

Tiểu luận: Thuế và cung lao động

Số trang: 22      Loại file: pdf      Dung lượng: 829.79 KB      Lượt xem: 23      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài Thuế và cung lao động nhằm trình bày về cung lao động là một yếu tố quan trọng của sản xuất, vì vậy các mô hình của lao độngcung cấp một yếu tố quan trọng quyết định sản lượng của một nền kinh tế. Khi ban hành một chính sách thuế liên quan trực tiếp đến cung lao động, các chính sách thuế này sẽ tác động trực tiếp đến mức thu nhập của người lao động, làm ảnh hưởng đến hành vi của người lao động.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận: Thuế và cung lao động GVHD: Ts.Nguy n Ng c Hùng Thu và cung lao đ ng Tiểu luận THUẾ VÀ CUNG LAO ĐỘNG  Nhóm 04 Trang 1 GVHD: Ts.Nguy n Ng c Hùng Thu và cung lao đ ng PHẦN I. LỜI MỞ ĐẦU: Cung lao động là một yếu tố quan trọng của sản xuất, vì vậy các mô hình của lao độngcung cấp một yếu tố quan trọng quyết định sản lượng của một nền kinh tế. Khi ban hành một chính sách thuế liên quan trực tiếp đến cung lao động, các chính sách thuế này sẽ tác động trực tiếp đến mức thu nhập của người lao động, làm ảnh hưởng đến hành vi của người lao động. Do đó chính sách thuế có thể ảnh hưởng đến mức cung lao động cung ứng cho thị trường. Vậy thuế ảnh hưởng như thế nào đến cung lao động và ngược lại sự thay đổi của số tiền thuế thu được trong tương quan với cung lao động biến đổi như thế nào? Nội dung bài thuyết trình chủ yếu trình bày các vấn đề: 1. Mô hình thuế và cung lao động cơ bản 2. Ảnh hưởng của thuế đến cung lao động 3. Số thuế thu được và cung lao động 4. Mô hình thuế đặc biệt: EITC của Mỹ PHẦN II. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1. Cung lao động: Lao động, trong kinh tế học, được hiểu là một yếu tố sản xuất do con người tạo ra và là một dịch vụ hay hàng hóa. Người có nhu cầu về hàng hóa này là người sản xuất. Còn người cung cấp hàng hóa này là người lao động. Cũng như mọi hàng hóa và dịch vụ khác, lao động được trao đổi trên thị trường, gọi là thị trường lao động. Giá cả của lao động là tiền công thực tế mà người sản xuất trả cho người lao động. Mức tiền công chính là mức giá của lao động. Khi xét đến cung lao động, các hành vi của người lao động có ảnh hưởng đến cung lao động cho thị trường như sau:  Quyết định tham gia hoặc không tham gia lao động (làm việc hay không làm việc) Nhóm 04 Trang 2 GVHD: Ts.Nguy n Ng c Hùng Thu và cung lao đ ng  Quyết định số giờ làm việc (làm việc nhiều hay ít)  Quyết định nghỉ hưu 2. Mô hình thuế và cung lao động cơ bản: 2.1. Các giả định của mô hình:  Khi xem xét yếu tố cung lao động, giả sử chỉ xem xét đến hành vi quyết định số giờ làm việc ít hay nhiều của người lao động.  Mặt khác, giả định người lao động có quyền tự do lựa chọn việc làm việc ít hay nhiều  Mức giá cho một giờ lao động là không đổi khi làm thêm giờ  Thu nhập khác từ lương không phụ thuộc vào số giờ làm việc.  Mô hình không xét đến yếu tố tiết kiệm, tức là giả định toàn bộ thu nhập của người lao động sẽ chi cho tiêu dùng 2.2. Thiết lập mô hình: 2.2.1. Lựa chọn giữa giờ làm việc và giờ nhàn rỗi khi chưa có thuế:  Xét cá nhân người lao động A có quỹ thời gian cố định là T. A có thể dùng quỹ thời gian của mình để làm việc hoặc thư giãn. Gọi h là số giờ làm việc, l là số giờ nhàn rỗi (h + l = T). Nếu làm việc, mỗi giờA sẽ được trả mức lương w.  Ngoài thu nhập từ lao động (thu nhập từ lương), An còn có mức thu nhập khác là N.  Mức tiêu dùng của A là C. Ta có: C = w.h + N = w.(T-l) + N = -w.l + (N + w.T) Hay có thể viết cách khác: N + w.T = C + w.l (1) Xét trong các điều kiện giả định trên (N + w.T) là một con số xác định cụ thể. Như vậy, người lao động đứng trước sự lựa chọn: muốn tiêu dùng nhiều hơn thì phải giảm thời gian nhàn rỗi l và ngược lại nếu dành thời gian nhàn rỗi nhiều thì thu nhập giảm, do đó phải cắt giảm tiêu dùng. Như vậy có sự đánh đổi giữa thời gian nhàn rỗi và mức tiêu dùng. Người lao động phải quyết định lựa chọn giữa số giờ làm việc và thời gian nhàn rỗi. Có thể minh họa sự lựa chọn đó thông qua đồ thị với: Nhóm 04 Trang 3 GVHD: Ts.Nguy n Ng c Hùng Thu và cung lao đ ng  Trục hoành: thể hiện số giờ nhàn rỗi và quỹ thời gian của người lao động, bất cứ điểm nào trên trục hoành cũng thể hiện được số giờ nhà rỗi và số giờ làm việc của người lao động.  Trục tung: Mức tiêu dùng tương ứng với từng lựa chọn thời gian nhàn rỗi.  Đường giới hạn ngân sách (1) thể hiện trên biểu đồ cho thấy sự kết hợp giữa thời gian nhàn rỗi và tiêu dùng của cá nhân A. Tiêu dùng B N + w.T iii M C1 ii i N C Nhàn rỗi Làm việc L1 Nhàn rỗi O T Quỹ thời gian Hình 1.1 Đường bàng quang của A phụ thuộc vào sở thích của A. Ta có các đường bàng quang có mặt lồi hướng về gốc O. Ba đường bàng quang này được đặt tên là (i), (ii), (iii) như hình vẽ. Vì tổng mức thu nhập của A là có giới hạn nên có thể thấy điểm M (tiếp điểm giữa đường bàng quang (ii) và đường giới hạn ngân sách) là lựa chọn tối ưu của A để tối đa hóa mức thỏa dụng. Tại điểm M, A sử dụng L1 giờ nhàn rỗi và kiếm được thu nhập OC1 2.2.2. Lựa chọn giữa giờ làm việc và giờ nhàn rỗi khi có thuế: Nhóm 04 Trang 4 GVHD: Ts.Nguy n Ng c Hùng Thu và cung lao đ ng  Thuế tỷ lệ: Giả sử chính phủ đánh thuế thu nhập với thuế suất tỷ lệ t trên thu nhập từ lao động. Thuế này sẽ làm giảm tiền lương mỗi giờ làm từ w xuống còn (1-t).w.Khi đó, A giảm bớt giờ lao động 1 giờ thì chỉ mất một khoản ...

Tài liệu được xem nhiều: