Danh mục

TIỂU LUẬN: Tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam và tại chi nhánh Long Biên

Số trang: 31      Loại file: pdf      Dung lượng: 862.66 KB      Lượt xem: 2      Lượt tải: 0    
thaipvcb

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 15,500 VND Tải xuống file đầy đủ (31 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ngân hàng là ngành kinh tế huyết mạch của một quốc gia,trong đó Ngân hàng Nhà nước là cơ quan chức năng hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ,các ngân hàng thương mại có vai trò vô cùng quan trọng. trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế. Trong điều kiện nền kinh tế thế giới đang hội nhập một cách nhanh chóng trên mọi phương diện,hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có bước chuyển biến rõ rệt theo hướng tạo ra một thị trường mở cửa và có tính cạnh tranh cao hơn,thúc đẩy...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TIỂU LUẬN: Tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam và tại chi nhánh Long Biên TIỂU LUẬN:Tình hình hoạt động của Ngânhàng TMCP Hàng Hải Việt Nam và tại chi nhánh Long Biên Lời mở đầu Ngân hàng là ngành kinh tế huyết mạch của một quốc gia,trong đó Ngânhàng Nhà nước là cơ quan chức năng hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ,cácngân hàng thương mại có vai trò vô cùng quan trọng. trong việc cung ứng vốn chonền kinh tế. Trong điều kiện nền kinh tế thế giới đang hội nhập một cách nhanh chóngtrên mọi phương diện,hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có bước chuyển biến rõ rệttheo hướng tạo ra một thị trường mở cửa và có tính cạnh tranh cao hơn,thúc đẩy khuvực dịch vụ ngân hàng tăng trưởng cả về quy mô và loại hình hoạt động,thích ứngnhanh hơn với các tác động từ bên ngoài,từ đó có khả năng đóng góp nhiều hơn vàchủ động hơn vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Cùng với sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế của đất nước, hệ thống ngân hàngcũng có những bước chuyển mình cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh kinh tếmới. Trải qua hơn mười tám năm đổi mới,ngân hàng Hàng Hải Việt Nam đã đạtđược nhiều thành tựu to lớn góp phần tích cực trong việc đảm bảo cho tăng trưởngkinh tế với mức độ cao liên tiếp ở nước ta. Báo cáo thực tập tổng hợp với các nội dung cơ bản sau: Phần 1: Lịch sử hình thành và sơ đồ tổ chức bộ máy của Ngân hàng Hàng Hảivà chi nhánh Long Biên Phần 2: Tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam vàtại chi nhánh Long Biên Phần 3: Đánh giá kết quả hoạt động và một số giải pháp nâng cao chấtlượng hoạt động của Ngân hàng trong thời gian tới. Chương I:Quá trình hình thành và sơ đồ tổ chức bộ máy của Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải và của chi nhánh Long Biên 1.1.Quá trình hình thành ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam và chinhánh Long Biên 1.1.1.Quá trình hình thành và tổng quan về Ngân hàng TMCP Hàng Hải Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Hàng Hải Việt Nam gọi tắt là Ngân hàngTMCP Hàng Hải,tên giao dịch quốc tế là : Maritime Commercial Stock Bank ( viếttắt là Maritime Bank – MSB ). Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) chính thức thànhlập theo giấy phép số 0001/NH-GP ngày 08/06/1991 của Thống đốc Ngân hàng Nhànước Việt Nam. Ngày 12/07/1991 Maritime Bank chính thức khai trương và đi vào hoạt độngtại Thành phố cảng Hải Phòng, ngay sau khi Pháp lệnh về Ngân hàng Thương mại,Hợp tác xã Tín dụng và Công ty Tài chính có hiệu lực.Khi đó, Maritime Bank đã trởthành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên tại Việt Nam. Đó làkết quả có được từ sức mạnh tập thể và ý thức đổi mới của các cổ đông sáng lập:Cục Hàng Hải Việt Nam, Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Cục Hàngkhông Dân dụng Việt Nam… Ban đầu, Maritime Bank chỉ có 24 cổ đông, vốn điều lệ 40 tỷ đồng và mộtvài chi nhánh tại các tỉnh thành lớn như Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh, TP HCM.Có thể nói, sự ra đời của Maritime Bank tại thời điểm đầu thập niên 90 của thế kỷXX đã góp phần tạo nên bước đột phá quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơcấu kinh tế Việt Nam. Nhìn lại chặng đường phát triển thì năm 1997- 2000 là giai đoạn thử thách,cam go nhất của Maritime Bank. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiềntệ châu Á, Ngân hàng đã gặp rất nhiều khó khăn. Tuy vậy, bằng nội lực và bản lĩnhcủa mình, Maritime Bank đã dần lấy lại trạng thái cân bằng và phát triển mạnh mẽtừ năm 2005. Đến nay, Maritime Bank đã trở thành một ngân hàng thương mại cổ phầnphát triển mạnh, bền vững và tạo được niềm tin đối với khách hàng. Với số vốn điều lệ khiêm tốn ban đầu là 40 tỷ đồng,tới năm 2006 đạt mức700 tỷ đồng nhưng sang năm 2008,chỉ sau một năm,số vốn điều lệ của MSB đã đạt1.500 tỷ đồng,tăng gấp đôi mức vốn điều lệ có được sau 15 năm hoạt động.Về mạnglưới giao dịch:số điểm giao dịch và số lượng nhân viên tăng lên đáng kể,hầu hết cáccán bộ nhân viên đều được đào tạo bài bản,chuyên nghiệp,sẵn sang đáp ứng các nhucầu đa dạng của khách hàng với chất lượng phục vụ tốt nhất. Cùng với công tác mởrộng mạng lưới khách hàng cá nhân với lượng điểm giao dịch tăng lên đáng kể,Maritime Bank rất chú trọng tới nhóm khách hàng doanh nghiệp.Thực hiện cam kếtluôn đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn vay, Ngân hàng đã ký kết nhiều hợp đồng tíndụng có giá trị lớn với Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tập đoàn ThanKhoáng Sản Việt Nam, Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp (Becamex)…Trên thị trường liên ngân hàng, Maritime Bank cũng luôn được đánh giá là một đốitác uy tín và tiềm năng Thành công trong môi trường kinh doanh có nhiều diễn biến không thuận lợilà do MSB đã có định hướng đúng đắn trong quản trị rủi ro,là kết quả của một chiếnlược kinh doanh rõ ràng và linh hoạt,bởi sự đoàn kết,nhất trí “đồng tâm hiệp lực”của Ban lãnh đạo MSB và toán thể cán bộ nhân viên-một nét văn hóa đặc trưng củaMSB trong suốt 18 năm qua. Với tôn chỉ “Tạo lập giá trị bền vững”, cùng bề dày kinh nghiệm, tiềm lựcsẵn có và đường hướng hoạt động đúng đắn, Maritime Bank đã chứng tỏ được bảnlĩnh vững vàng, tự tin trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, dù biết rằng phíatrước sẽ còn không ít khó khăn, thử thách. Maritime Bank phấn đấu trở thành Ngân hàng TMCP dẫn đầu thị trường vềcung ứng các dịch vụ tài chính chuyên nghiệp đa năng, trọn gói theo tiêu chuẩnquốc tế. Mạng lưới hoạt động của Ngân hàng Hàng Hải được trải khắp trên toàn quốc,với Trụ sở chính, Sở Giao dịch đóng tại Hà Nội; các chi nhánh tại Hải Phòng, HàNội, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Cần Thơ, Nha Trang - nhữngđầu mối kinh tế quan trọng của cả nước. Ngoài ra, Ngân hàng Hàng hải còn cóPhòng Giao dịch tại Hải Phòng và các chi nhánh cấp 2 tại Hà nội, Đà Nẵng, Hồ ChíMinh nhằm mở rộng khả năng đáp ứng và phục vụ khách hàng. Ngân hàng đã thiết lập quan hệ đại lý với trên 200 n ...

Tài liệu được xem nhiều: