Thông tin tài liệu:
Tài liệu Lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN ngạch Chuyên viên gồm có 6 chương với những nội dung về mô tả tình huống; xác định mục tiêu xử lý tình huống; phân tích nguyên nhân và hậu quả; xây dựng phương án và lựa chọn phương án; xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện; kết luận và kiến nghị.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận tình huống quản lý nhà nước: Tỉnh đã có chủ trương chấm dứt tình trạng nuôi cá lồng, cá bè trên sông Đồng Nai để tránh ô nhiễm nguồn nước gây ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong vùng
Lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN ngạch Chuyên viên
Mục Lục
Lời mở đầu.........................................................................................................02
Chương I: Mô tả tình huống...............................................................................04
Chương II: Xác định mục tiêu xử lý tình huống................................................06
Chương III: Phân tích nguyên nhân và hậu quả.................................................07
Chương IV: Xây dựng phương án và lựa chọn phương án..............................09
Chương V: Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện .........................................12
Chương VI: Kết luận và kiến nghị....................................................................14
Tài liệu tham khảo..............................................................................................16
Trang 1
Lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN ngạch Chuyên viên
Lời Mở Đầu
Nước chiếm ¾ trái đất và là nguồn tài nguyên quí giá đối với sự sống
của con người, trong đó nước ngọt chỉ chiếm 3%, còn lại 97% là nước mặn.
Nước đóng vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của nhân loại. Nó
không chỉ cần thiết cho con người mà còn rất cần thiết trong sản xuất như:
công nghiệp, nông nghiệp, thủy điện và chăn nuôi thủy hải sản…Trong nhận
thức của nhiều người trước đây, nước được coi như là nguồn tài nguyên vô
tận không bao giờ hết. Song thực tế nó có giới hạn, đang ngày càng cạn kiệt
và ô nhiễm trầm trọng. Sự ô nhiễm nguồn nước đang có nguy cơ gia tăng do
thiếu biện pháp xử lý các loại rác thải sinh hoạt và công nghiệp; do các hóa
chất dùng trong nông nghiệp, nhiễm bẩn từ các nguyên vật liệu khác dùng
trong sản xuất.
Hiện nay trên thế giới ước tính khoảng 40% 50% lưu lượng ổn định
của các dòng sông bị ô nhiễm. Trong khi đó nhu cầu về nước sạch ngày càng
tăng nhanh do sự gia tăng dân số và yêu cầu phát triển sản xuất. Có thể nói
sau nguy cơ về dầu mỏ, loài người đã, đang và sẽ phải đối mặt với nguy cơ
phổ biến là thiếu nguồn nước sạch cần thiết để duy trì và phát triển đời sống
kinh tế xã hội của mình.
Trước những nguy cơ trên mà nhiều nước trên thế giới họ đã ban hành
từ rất sớm các quy định về việc bảo vệ và khai thác hợp lý nguồn tài nguyên
nước. Riêng ở nước ta Đảng và Nhà nước cũng rất quan tâm đến vấn này và
“Luật tài nguyên nước” ra đời có hiệu lực từ ngày 01/01/1999, trong đó quy
định rất rõ về việc quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước,
phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.
Việt Nam là một nước đi lên từ một nền nông nghiệp lạc hậu, đang
trong thời kỳ phát triển thành một nước công nghiệp. Song không vì vậy mà
chúng ta quên đi việc sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh phát triển các ngành
công nghiệp thì Đảng và Nhà nước ta cũng đã tập trung xây dựng một nền
nông nghiệp vững mạnh, sản xuất đầy đủ lương thực, thực phẩm cung cấp
trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.
Trang 2
Lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN ngạch Chuyên viên
Trong điều kiện đất đai, địa hình bất lợi cho việc tưới nước, trữ nước,
khí
hậu thất thường theo mùa, lượng nước mưa lớn nhưng phân bố không đồng
đều
trong năm và không đồng đều theo vùng địa lý đã tạo nên nhiều vùng đất
thiếu nước, đặt biệt là trong mùa khô.
Để góp phần đưa nền nông nghiệp tiên tiến nước ta lên ngang tầm với
các nước trong khu vực như Thái lan, Malaysia…Nhà nước ta đã có nhiều giải
pháp cụ thể như: về giống, kỹ thuật và các cơ chế quản lý nước, ngoài ra còn
nhiều vấn đề bức xúc được đặt ra cho các nhà khoa học, một trong những
vấn đề đó là làm thế nào để khai thác những vùng đất có nhiều tiềm năng
nông nghiệp trong các điều kiện thiếu nước.
Chính vì các vấn đề trên mà Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã ban
hành chỉ thị số 13/CTUBND ngày 27/5/2009 về việc chấm dứt tình trạng
nuôi cá bè trên nhánh sông Đồng Nai, nhằm bảo vệ môi trường nước không bị
ô nhiễm, phục vụ nhu cầu nước sinh hoạt cho nhân dân trong khu vực.
Với những gì đã được học từ lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà
nước, trong tiểu luận này tôi xin đề cập đến việc đưa ra và xử lý tình huống
như sau: “Tỉnh đã có chủ trương chấm dứt tình trạng nuôi cá lồng, cá bè
trên sông Đồng Nai để tránh ô nhiễm nguồn nước gây ảnh hưởng đến
sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong vùng”. Ủy ban nhân dân tỉnh yêu
cầu phải giải quyết dứt điểm vấn đề trên để trả lại sự thông thoáng cho dòng
sông tránh ô nhiễm môi trường.
Để giải quyết tình huống này yêu cầu người cán bộ quản lý phải có
chuyên môn vững, có kinh nghiệm xử lý và hiểu biết từ những kiến thức đã
được học qua lớp bồi dưỡng quản lý hành chính Nhà nước. Với thời gian có
hạn, trong tiểu luận này tôi xin đưa ra những giải pháp xử lý tình huống tối
ưu nhất, tuy vậy vẫn không tránh khỏi những thiếu xót, kính mong thầy cô
góp ý để bản thân tôi trở thành một chuyên viên có kinh nghiệm hơn và giải
quyết công việc được tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn quí thầy cô.
Trang 3
Lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN ngạch Chuyên viên
Chương I. Mô tả tình huống
Sông Đồng Nai là con sông lớn thứ nhì Nam Bộ, chỉ sau sông Cửu Long.
Sông Đồng Nai chảy qua các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông, Bình Phước, Đồng
Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh với chiều dài 437km và lưu vực
38.600m2.
Sông Đồng Nai đoạn chảy qua khu vực thuộc huyện Tân Uyên có
nhi ệ m v ụ cung c ấ p n ướ c cho s ản xu ất nông nghi ...