Danh mục

Tiểu luận triết học: Chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiobac & vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học Mác

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 245.11 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiểu luận triết học: Chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiobac & vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học Mác nhằm trình bày bối cảnh chung về sự ra đời của chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiobac, nội dung chính của chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiobac, vai trò của chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiobac đối với sự ra đời của triết học Mác.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận triết học: Chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiobac & vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học Mác Trường Đại H ọc Kinh Tế TPHCM Viện Đào Tạo S Đại Học au TIỂU LUẬN Đề Tài 11 CHỦ NGHĨA DUY VẬT NHÂN BẢN PHOIƠB ẮC & VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI SỰ RA ĐỜI CỦA TRIẾT HỌC MÁC Học Viên thực hiện: Lâm Việt Thăng. STT: 88, nhóm 9, lớp Đêm 3, khóa 22. Giảng viên phụ trách: TS Bùi Văn Mưa. TPHCM, tháng 12 năm 2012. 1 Tổng quan về đề tài, mục đích mà người thực hiện đề tài phải đạt được: - Người thực hiện cần nắm được về bối cảnh chung của triết học cổ điển Đức. Lí do triết học CNDV nhân bản Phoiơbắc ra đời. - Triết học CNDV nhân bản P hoiơbắc có những khác biệt gì hoàn thiện hơn các nhà Triết Học trước và những hạn chế gì? - Triết học Mác ra đời như thế nào? Kế thừa CNDV của P hoi ơ bắc những gì? Có những đặc điểm gì hoàn thiện hơn so với PhoiơBắc nói riêng và những nhà triết học khác nói chung? TÀI LIỆU SỬ DỤNG: - ĐẠI CƯƠNG VỀ LỊCH SỬ TRIẾT HỌC-TS BÙI VĂN M ƯA-năm 2011. - HỆ TƯ TƯỞN G ĐỨC – Nhà xuất bản sự thật - năm 1977. - QU AN ĐIỂM DU Y VẬT VỀ XÃ HỘI CỦA C.MÁC VÀ PH. ENG EL TRONG HỆ TƯ TƯỞNG ĐỨC-TẠP CHÍ TRIẾT HỌC 2006- NGUYỄN NG ỌC HÀ. - MỘT SỐ THÔ NG TIN VỀ PHOIƠBẮC TRÊN INTERNET. 2 I/ BỐI CẢNH CHUNG VÀ HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA CNDV NHÂN BẢN PHOIƠBẮC. 1/ BỐI CẢNH CHUNG CỦA NỀN TRIẾT HỌ C CỔ ĐIỂN ĐỨC: Triết học cổ điển Đức tiếp tục phát huy truyền thống Duy Lý của Phương Tây, khôi phục lại quan niệm coi Triết Học là Khoa Học của mọi khoa học. Các triết gia như CănTơ, Hegel, Phoiơbắc …ra sức xây dựng các hệ thống triết học vạn năng, bao trùm mọi lĩnh vực hoạt động của con người để là cơ sở cho những hoạt động đó. Tuy nhiên, do cố khắc phục những hạn chế siêu hình và máy móc trong nền triết học Duy Vật thế kỷ XVII-XVIII mà triết học cổ điển Đức rơi vào chủ nghĩa Duy Tâm, Thần bí. Dù vậy, họ vẫn biết tiếp thu những tư tưởng biện chứng quý báu trong di sản triết học truyền thống của nhân loại, phát triển thêm và xây dựng được phép biện chứng như một học thuyết triết học về mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển xảy ra trong thế giới. Vì vậy, Triết học cổ điển Đức mang tính Duy Tâm-Thần bí, là cơ sở thế giới quan, là nền tảng ý thức hệ của giai cấp tư sản Đức cuối thế kỷ XVIII-đầu thế kỷ XIX. Hegel (1770-1831)- Một nhà triết học vĩ đại trong lịch sử Triết học của Nhân Loại-đã xây dựng hệ thống triết học Duy Tâm khách quan biện chứng nổi tiếng. Các tác phẩm chính của ông là Hiện Tượng Luận Tinh Thần, Bách Khoa Toàn Thư Các Khoa Học Triết Học. Hệ thống triết học Hegel đánh giá chung như sau: 1. Thế giới quan duy tâm là thế giới quan xuyên suốt toàn bộ nội dung. 2. Phép biện chứng là linh hồn sống động. Hegel còn xây dựng các nguyên tắc của lô-gích biện chứng, các quan điểm biện chứng về nhận thức, ông đã đặt nền móng cho sự thống nhất giữa phép biện chứng, lô-gích học và nhận thức luận. Phép biện chứng của Hegel về thực chất, là tích cực và cách mạng, nhưng nó lại bị giam hãm trong hệ thống Triết Học Duy Tâm Thần Bí. Vì vậy, bên cạnh những nội 3 dung biện chứng, tiến bộ, khoa học và cách mạng lại có không ít quan điểm siêu hình, phản khoa học và bảo thủ và trong nó chứa đựng rất nhiều mâu thuẫn. 2/ TIỂU SỬ VÀ HOÀ N CẢNH RA ĐỜ I CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT NH ÂN BẢN PHOIƠBẮC: PHOIƠBẮC (1804 - 1872) là một đại biểu lỗi lạc của nền triết học cổ điển Đức, nhà duy vật lớn nhất của triết học thời kỳ trước Mác, nhà vô thần, bậc tiền bối của triết học M ác. Ông sinh năm 1804 trong một gia đình luật sư nổi tiếng ở Đức. Ông đã theo học ở trường đại học tổng hợp Beclin, tham gia phái Hegel trẻ. Về sau ông tách khỏi phái này, trở thành người phê phán hệ thống của Hegel, xây dựng hệ thống Triết Học Duy Vật riêng của mình. Các tác phẩm triết học lớn của ông là Những Nguyên Lý Cơ Bản Của Triết Học Tương Lai (l843); Bản Chất Của Cơ Đốc Giáo, Lịch Sử Triết Học. Trong các tác phẩm này Phoiơbắc luận chứng cho những quan điểm duy vật của ông. Sau khi Hegel qua đời, những người theo học thuyết Heg đã phân hoá thành hai el nhóm là Hegel trẻ và Hegel già. Phái Hegel già thì bám lấy mặt bảo thủ của hệ thống Hegel, bảo vệ chế độ nhà nước Phổ đã lỗi thời về mặt lịch sử. Trái lại phái Hegel trẻ lại phát triển triết học Hegel về phía lập trường giai cấp tư sản cấp tiến, dân chủ, đòi cải cách nhà nước Phổ theo hướng tư sản. Họ nắm lấy tinh thần của phép biện chứng trong triết học Hegel. Trong nhóm Hegel trẻ có cả Phoiơbắc, Mác và Engel. Thời trẻ, Phoiơbắc gia nhập phái Hegel trẻ, tin rằng tôn giáo, các khái niệm của tinh thần tuyệt đối thống trị thế giới hiện thực. Về sau, chịu ảnh hưởng của các nhà khai sáng pháp Thế Kỷ XVIII Phoiơbắc quay sang phê phán Hegel, ngày càng ngã sang lập trường duy vật. Hạn chế cơ bản nhất của triết học Hegel, theo Phoiơbắc, là sự đồng nhất giữa tư duy và tồn tại, là quan điểm duy tâm trong việc giải quyết mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, coi toàn bộ thế giới hiện thực chỉ là hiện thân của tinh thần tuyệt đối được hiểu như một lực lượng siêu tự nhiên. Phoiơbắc vạch ra sự liên kết chặt chẽ giữa chủ nghĩa Duy Tâm và Thần Học nhằm nô dịch 4 con người (coi ý niệm tuyệt đối tha hoá thành giới tự nhiên cũng giống như quan niệm Chúa trời tạo ra thế giới). Phoiơbắc chỉ ra rằng Hegel chỉ khác thần học ở chỗ ông đã sử dụng một hình thức khác để diễn đạt tư tưởng của mình, tức là ông đã biến lịch sử thần học thành cái gọi là tư duy logic mà thôi. Vì vậy, Phoiơbắc cho rằng: Triết học ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: