Danh mục

Tiểu luận triết học Quy luật mâu thuẫn

Số trang: 6      Loại file: doc      Dung lượng: 60.50 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo tài liệu tiểu luận triết học "quy luật mâu thuẫn", luận văn - báo cáo phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận triết học "Quy luật mâu thuẫn" BÀI LÀM Quy luật mâu thuẫn là quy luật quan trọng nhất của phép biện chứng duy vật làhạt nhân của phép biện chứng duy vật vì nó vạch ra nguồn gốc động lực của sự vậnđộng phát triển của thế giới khách quan và vì nó là chìa khoá là cơ sở giúp chúng tanắm vững thực chất của tất cả các quy luật và phạm trù của phép biện chứng duy vật. 1-Nội dung quy luật a) Mâu thuẫn: Là hiện tượng khách quan và phổ biến. Mâu thuẫn là mối liên hệtác động qua lại giữa các mặt đối lập trong cùng một sự vật. Mặt đối lập là những mặt, những thuộc tính có xu hứơng phát triển ngượcchiều nhau, tồn tại trong cùng một sự vật hiện tượng tác động biện chứng với nhaulàm cho sự vật phát triển. Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan và phổ biến Mâu thuẫn là khách quan có nghĩa là mâu thuẫn là cái vốn có ở mọi sự vật hiệntượng. Mâu thuẫn hình thành phát triển là do cấu trúc tự thân bên trong của sự vật quyđịnh nó không phụ thuộc vào bất kỳ một lực lượng siêu tự nhiên nào và không phụthuộc vào ý chí chủ quan của con người. Mâu thuẫn là hiện tượng phổ biến có nghĩa là mâu thuẫn tồn tại trong tất cả cáclĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy. Mâu thuẫn tồn tại từ khi sự vật xuất hiện cho đếnkhi kết thúc. Mâu thuẫn tồn tại ở mọi không gian, thời gian, mọi giai đoạn phát triển.Mâu thuẫn này mất đi thì mâu thuẫn khác lại hình thành. Trong mỗi sự vật không phảichỉ có một mâu thuẫn mà có thể có nhiều mâu thuẫn vì sự trong cùng một lúc có thể cónhiều mặt đối lập. Trong những điều kiện cụ thể khác nhau, mâu thuẫn thể hiện ra dưới nhiều hìnhthức đa dạng và phong phú khác nhau: + Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài. + Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản + Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu + Mâu thuẫn đối kháng và không đối kháng. Cần chú ý: Trong tư duy thông thường khi nói đến hai mặt đối lập là nói lên mâuthuẫn. Còn trong tư duy biện chứng, không phải hai mặt đối lập nào cũng tạo nên mâuthuẫn mà chỉ những mặt đối lập tác động biện chưngs với nhau tạo nên sự vật hiệntượng và tạo lên sự phát triển mới được gọi là mâu thuẫn- mâu thuẫn biện chứng. b)Các mặt đối lập của mâu thuẫn vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau. 1 Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa, ràng buộc quy định lẫnnhau làm tiền đề tồn tại cho nhau của các mặt đối lập. Không có sự thống nhất của cácmặt đói lập thì không tạo ra sự vật. Theo nghĩa hẹp sự thống nhất là sự đồng nhất, phù hợp ngang nhau của hai mặtđối lập đó là trạng thái cân bằng của mâu thuẫn.. Sự thống nhất của các mặt đối lập là tạm thời tương đối, nghĩa là nó chỉ tồn tạitrong một thời gian nhất định, đó chính là trạng thái đứng im, ổn định tương đối của sựvật, tính tương đối của sự thống nhất của các mặt đối lập làm cho thế giới vật chấtphân hoá thành cacs bộ phận các sự vật đa dạng phực tạp, gián đoạn. Sự đấu tranh của các mặt đối lập là sự bài trừ gạt bỏ phủ định biện chứng lẫnnhau của các mặt đối lập (Sự đấu tranh hiểu theo nghĩa tác động ảnh hưởng lẫn nhaucủa các mặt đối lập chứ không phải theo nghĩa đen) Sự đấu tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối vĩnh viễn. Nó diễn ra liên tụctrong suốt quá trình tồn tại của sự vật kể cả trong trang thái sự vật ổn đinhj cũng nhưkhi chuyển hoá nhảy vọt về chất. Sự đấu tranh của các mặt đối lập tạo lên tính chất tựthân, liên tục của sự vận động phát triển của sự vật. Cũng vì vậy muốn thay đổi sự vậttì phải tăng cường sự đấu tranh. Sự đấu tranh của các mặt đối lập là một quá trình phức tạp diễn ra từ thấp đếncao, gồm nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại có những đặc điểm riêng. +Giai đoạn đầu: Mâu thuẫn biểu hiện ra ở sự khác nhau của hai mặt đối lậpsong không phải sự khác nhau nào cũng là mâu thuẫn mà chỉ hai mặt khác nhau nào liênhệ hữu cơ với nhau trong một chỉnh thể có khuynh hướng phát triển trái ngược nhaumới tạo thành giai đoạn đầu của maau thuẫn, trong giai đoạn này sự đấu tranh chưa rõvà chưa gay gắt. +Giai đoạn sau: Trong quá trình phát triển của mâu thuẫn, sự khác nhau biếnthành đối lập, khi đó hai mặt đối lập càng rõ, càng sâu sắc thì sự đấu tranh giữa chúngngày càng gay gắt và quyết liệt, nếu có điều kiện chín muồi thì hai mặt chuyển hoá lẫnnhau và mâu thuẫn được giải quyết. c)Sự đấu tranh và chuyển hoá của các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực củasự phát triển. Đấu tranh của các mặt đối lập gây ra những biến đổi của các mặt đối lập khicuộc đấu tranh của các mặt đối lập trỏ lên quyết liệt và có điều kiện chín muồi thì sựthống nhất của hai cũ bị phá huỷ, các mặt đối lập chuyển hoá lẫn nhau. Sự chuyển hoá 2của các mặt đối lập chính là lúc mâu thuẫn được giải quyết, sự vật cũ bị mất đi, sự vậtmới xuất hiện. Các mặt đối lập có thể chuyển hoá lẫ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: