Danh mục

Tiểu luận Triết học số 40 - Vận dụng quan điểm toàn diện của triết học Mác _ Lê Nin để giải thích nguyên nhân của vấn đề thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường

Số trang: 14      Loại file: doc      Dung lượng: 119.00 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiểu luận cung cấp cho người học các kiến thức: Tiểu luận triết học, triết học Mac Lenin, vận dụng quan điểm toàn diện của triết học Mác _ Lê Nin để giải thích nguyên nhân của vấn đề thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường,... Hi vọng đây sẽ là một tài liệu hữu ích dành cho các bạn sinh viên đang theo học môn dùng làm tài liệu học tập và nghiên cứu. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung tài liệu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận Triết học số 40 - Vận dụng quan điểm toàn diện của triết học Mác _ Lê Nin để giải thích nguyên nhân của vấn đề thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường LỜI NÓI ĐẦU        Từ ngày đất nước ta có sự  đổi mới về kinh tế , chuyển từ kinh tế tập   trung sang cơ  chế  thị  trường nhiều thành phần, tự  do hoạch động và hạch  toán nên đất nước cũng có nhiều thay đổi. Sự  thay đổi này đã mang lại cho   đất nước nhiều thành tựu về kinh tế cũng như xã hội. Nhưng xét đến tính hai   mặt của vấn đề thì cơ chế thị  trường bên cạnh những mặt được thì cũng còn  những mặt chưa được : Một trong những mặt chưa được đó là những mặt đó  là tình trạng sinh viên ra trường thất nghiệp ngày càng tăng, vấn đề xã hội mà   gần như không có trong nền kinh tế bao cấp. Đất nước muốn phát triển thì phải đi lên từ  lao động, mà sinh viên là   lực lượng lao động trẻ, năng động, dồi dào và được đào tạo. Vì vậy đây là  nguồn nhân lực rất quan trọng cần được sử dụng một cách hợp lý hiệu quả.       Tình trạng sinh viên thất nghiệp sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình  phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Vấn đề này nguyên nhân do đâu, phải  chăng là:       ­   Trình độ của sinh viên không đáp ứng được yêu cầu ngày một cao của  công việc, do chất lượng đào tạo thấp của các trường đại học,cao đẳng ? - Do lượng cung lớn hơn cầu về nguồn lao động ? - Do chính sách của nhà nước chưa hợp lý trong việc sử dụng lao động ? - Do sự chủ quan của sinh viên không muốn công tác tại những vùng xa,  khó khăn ?      Vấn đề này được nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau vì mỗi người có  một quan điểm khác nhau. Điều này xảy ra là vì về  mặt nhận thức chủ  thể   chưa nhìn nhận vấn đề  một cách toàn diện, tổng thể mà chỉ nhìn ở  một phía  nhất định.Do vậy bài tiểu luận này em sẽ Vận dụng quan điểm toàn diện  của triết học Mác _ Lê Nin để  giải thích nguyên nhân của vấn đề  thất  nghiệp của sinh viên sau khi ra trường.      Phần nội dung của bài tiểu luận sẽ gồm các mục sau : Chương I : Phần nội dung I. Quan điểm toàn diện của triết học Mác _ Lê Nin  II. Thực trạng của vấn đề sinh viên ra trường thất nghiệp. III. Nguyên nhân của vấn đề  Chương II : Kết luận và một số giải pháp          Trong lần viết này bài tiểu luận của em chắc chắn còn nhiều khiếm  khuyết. Em kính mong nhận được nhiều ý kiến phê bình của các thầy cô giáo  để em có thể hoàn thiện tốt hơn trong những lần viết sau. Em cũng xin chân  thành cảm  ơn sự  giúp đỡ  của các thầy cô giáo trong khoa đã giúp em hoàn  thành tốt bài tiểu luận này. Chương I : Phần nội dung I. Quan điểm toàn diện của triết học Mac _ Lê Nin     Trong sự  tồn tại của thế giới quanh ta, mọi sự vật và hiện tượng đều có  mối liên hệ  và tác động qua lại với nhau chứ  không tách rời nhau, cô   lập  nhau.      Như chúng ta đã biết “ Quan điểm toàn diện” là quan điểm được rút ra từ  nguyên lý về mối liên hệ phổ biến.      Muốn nhận thức hoặc hoạt động thực tiễn đúng về đối tượng nào đó phải  tính đến những mối liên hệ  trong sự  tồn tại của đối tượng, đề  phòng khắc  phục quan điểm phiến diện       Mối liên hệ giữa các sự  vật , hiện tượng là mối liên hệ  của bản thân thế   giới vật chất, không do bất cứ ai quy định và tồn tại độc lập với ý thức. Trên  thế giới này có rất nhiều mối liên hệ chẳng hạn như mối liên hệ giữa sự vật  và hiện tượng vật chất, giữa cái vật chất và cái tinh thần. Các mối liên hệ  đều là sự  phản ánh những tác động qua lại, phản ánh sự  quy định lẫn nhau   giữa các sự vật hiện tượng của thế giới khách quan.      Không chỉ có vậy, các mối liên hệ còn có tính nhiều vẻ ( đa dạng)                              + Mối  liên hệ bên trong và bên ngoài                               + Mối liên hệ cơ bản và không cơ bản                              + Mối liên hệ chủ yếu và thứ yếu                              + Mối liên hệ trực tiếp và gián tiếp        ở thế giới của các mối liên hệ, mối liên hệ  bên ngoài tức là sự  tác động  lẫn nhau giữa các sự vật, mối liên hệ bên trong tức là sự tác động qua lại lẫn   nhau của các mặt, các yếu tố, các bộ phận bên trong của sự vật. Có mối liên   hệ  cơ  bản thuộc về  bản chất của sự  vật, đóng vai trò quyết định, còn mối  liên hệ  không cơ  bản chỉ  đóng vai trò phụ  thuộc, không quan trọng. Đôi khi  lại có mối liên hệ  chủ  yếu hoặc thứ  yếu.  ở  đó còn có mối liên hệ  trực tiếp   giữa hai hoặc nhiều sự  vật và hiện tượng, có mối liên hệ  gián tiếp trong đó  có các sự  vật và hiện tượng tác động lẫn nhau thông qua nhiều khâu trung   gian.      Khi nghiên cứu hiện tượng khách quan, chúng ta có thể phân chia các mối   liên hệ ra thành từng loại như trên tuỳ  theo tính chất đơn giản hay phức tạp,  phạm vi rộng hay hẹp, vai trò trực tiếp hay gián tiếp, nghiên cứu sâu hay sơ   qua….            Phân chia các mối liên hệ  phải phụ  thuộc vào việc nghiên cứu cụ  thể   trong sự biến đổi và phát triển của chúng. Hay nói khác đi, khi xem xét sự vật   thì phải có quan điểm toàn diện tức  là nhìn nhận sự việc, vấn đề ở mọi góc   cạnh, mọi phương diện. Theo Lê _ Nin “Muốn thực sự hiểu được sự vật cần  phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các  mối quan hệ và quan hệ gián tiếp  của sự vật đó”. Chúng ta không thể làm được điều đó một cách hoàn toàn đầy  đủ, nhưng sự  vật cần thiết phải xét đến tất cả  mọi mặt sẽ  đề  phòng cho   chúng ta khỏi phạm phải sai lầm và cứng nhắc” ( Lê Nin toàn tập – NXB tiến   bộ)     Khi xem xét sự vật hiện tượng thì luôn phải chú ý đến quan điểm toàn diện   tức là khi xem xét sự vật, hiện tượng phải nghiên cứu mọi mối liên hệ  và sự   tác động qua lại giữa chúng, sự  tác động qua lại của các yếu tố, kể  cả  khâu  trung gian, gián tiếp cấu thành sự  vật đó, phải đặt nó trong một không gian,  thời gian cụ  thể, nghiên cứu quá trình phát triển từ  quá khứ, hiện tại và dự  đoán cho tương lai. Thế  nhưng xem xét toàn diện không có nghĩa là xem  ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: