Danh mục

Tiểu luận Triết học: Triết học duy vật nhân bản Phoiơbắc và vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học Mác

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 203.14 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiểu luận Triết học: Triết học duy vật nhân bản Phoiơbắc và vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học Mác nhằm trình bày về lịch sử ra đời của triết học duy vật nhân bản Phoiơbắc, nội dung cơ bản của triết học duy vật nhân bản Phoiơbắc, vai trò của triết học duy vật nhân bản Phoiơbắc đối với sự ra đời của triết học Mác.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận Triết học: Triết học duy vật nhân bản Phoiơbắc và vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học Mác TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC  TIỂU LUẬN Đề tài: “Triết học duy vật nhân bản Phoiơbắc và vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học Mác” GVHD: Ts Bùi Văn Mưa HVTH: Võ Ngọc Sơn Stt: 84, Nhóm 9, Đêm 3, Khóa 22 Tiểu luận triết học HVTH: Võ Ngọc Sơn I. Giới thiệu tổng quan về đề tài: Sự ra đời của triết học Mác là tổng hợp biện chứng của toàn bộ quá trình phát triển của tư tưởng triết học của nhân loại. Nó là hình thức phát triển cao nhất của chủ nghĩa duy vật và của phép biện chứng. Đó là kết quả của sự phát triển của triết học duy vật trong cuộc đấu tranh với chủ nghĩa duy tâm, đồng thời cũng là kết quả của sự phát triển của phép biện chứng trong cuộc đấu tranh với phép siêu hình trong lịch sử triết học. Tuy nhiên, cần phải khẳng định rằng tiền đề lý luận trực tiếp cho sự ra đời của triết học Mác là triết học cổ điển Đức, mà tiêu biểu là triết học Hêghen và triết học Phoiơbắc Khi xây dựng hệ thống triết học duy tâm khách quan – đỉnh cao của triết học cổ điển Đức, Hêghen đã trình bày đầu đủ và chặt chẽ hệ thống các tư tưởng biện chứng theo tinh thần suy tâm. Xuất phát từ quá trình vận động phát triển của “ý niệm tuyệt đối”, Hêghen đã triển khai những quy luật và các phạm trù của phép biện chứng. Mác và Ăngghen đã triệt để phê phán tính chất duy tâm thần bí trong triết học Hêghen nhưng đồng thời cũng đánh giá cao tư tưởng biện chứng của ông. “Tính chất thần bí mà phép biện chứng đã mắc phải trong tay Hêghen tuyệt nhiên không ngăn cản Hêghen trở thành người đầu tiên trình bày một cách bao quát và có ý thức những hình thái vận động chung của phép biện chứng. Ở Hêghen phép biện chứng bị lộn ngược đầu xuống đất. Chỉ cần dựng nó lại là sẽ phát hiện được cái hạt nhân hợp lý của nó ở đằng sau cái vỏ thần bí của nó”. Bằng thiên tài của mình, C.Mác và Ph. Ăngghen đã cải tạo triệt để phép biện chứng duy vật để nó đóng vai trò công cụ tinh thần nhận thức các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy con người Xuất phát từ giới tự nhiên vật chất, Phoiơbắc tìm hiểu các vấn đề về con người và xây dựng nên chủ nghĩa duy vật nhân bản. Ông coi con người – với tư cách là thực thể của thế giới tự nhiên - là đối tượng nghiên cứu của triết học. Ông đối lập chủ nghĩa duy vật nhân bản của mình với triết học duy tâm biện chứng của Hêghen trên cả hai bình diện là bản thể luận và nhận thức luận, đồng thời đòi vứt bỏ chủ nghĩa duy tâm và cả - 1- Tiểu luận triết học HVTH: Võ Ngọc Sơn phép biện chứng của Hêghen… C.Mác và Ph.Ăngghen đã đánh giá cao chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc nhưng đồng thời củng phê phán tư duy siêu hình, duy tâm về lịch sử của ông. Chính C.Mác và Ph.Ăngghen là những người đã nhận thức một cách chính xác những thành tựu và hạn chế của triết học Phoiơbắc và dựa trên hệ thống triết học này để xây dựng thế giới quan duy vật biện chứng của mình. Trong giới hạn cho phép của đề tài, người nghiên cứu chỉ phân tích trên khía cạnh chủ nghĩa duy vật nhân bản của Phoiơbắc, từ đó thấy được những điểm tích cực đã được Mác và Awngghen phát huy cũng như những điểm hạn chế của Phoiơbắc đã được khắc phục trong triết học Mác. II. Chủ nghĩa duy vật nhân bản của Phoiơbắc Lútvích Phoiơbắc (1804-1872) sinh ra trong một gia đình luật sư nổi tiếng, đã từng tham gia phái Heghen trẻ, là nhà triết học duy vật duy nhất trong nền triết học cổ điển Đức, bậc tiền bối của Mác. Có tác phẩm Phê phán triết học Hêghen, Bản chất của đạo cơ đốc, Luận cương sơ bộ về cải cách triết học, Cơ sở của triết học tương lai, Bản chất của tôn giáo… của ông đã làm sống lại chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII-XVIII và làm sinh động thế giới quan duy vật khoa học bấy giờ. Xuất phát từ quan điểm coi triết học mới phải là triết học về chính con người, có sứ mạng mang lại cho con người một cuộc sống hạnh phúc thật sự trên trần gian mà Phoiơbắc lấy con người làm đối tượng nghiên cứu của triết học. Ông cho rằng, xưa nay triết học nghiên cứu vấn đề về quan hệ giữa tư duy và tồn tại, nhưng quan hệ này thuộc về bản chất của con người; bởi vì, chỉ có con người đang sống, đang tồn tai mới có tư duy. Theo ông, chỉ khi nào xuất phát từ con người thì vấn đề về quan hệ giữa tư duy và tồn tại mới được giải quyết một cách đúng đắn và có ý nghĩa thật sự. Do con người là đối tượng của triết học mới, và khoa hoc nghiên cứu bản chất của con ngườil à nhân bản học, nên triết học mới đó phải là triết học nhân bản hay nhân bản học phải là khoa học cơ sở và chung nhất cho mọi - 2- Tiểu luận triết học HVTH: Võ Ngọc Sơn ngành khoa học. Triết học mới mà Phoiơbắc đã xây dựng là triết học duy vật nhân bản, mà nội dung của nó bao gồm những quan niệm chủ yếu sau: a. Quan niệm về giới tự nhiên và con người Dựa trên truyền thống duy vật, Phoiơbắc cho rằng: giới tự nhiên vật chất có trước ý thức, tồn tại vô cùng đa dạng, phong phú và tự nó; không gian, thời gian và vận động là thuộc tính cố hữu, là phương thức tồn tại của vật chất-giới tự nhiên; bản thân giới tự nhiên bị chi phối bởi mối liên hệ nhân quả nên không ngừng vận động, phát triển trong không gian, thời gian, theo các quy luật khách quan nội tại; trong những điều kiện nhất định, quá trình phát triển của giới tự nhiên sẽ dẫn đến sự ra đời của đời sống sinh học mà cao hơn là con ngưới và đới sống xã hội của con người; con người muốn hiểu giới tự nhiên phải xuất phát từ chính bản thân mình, thông qua cảm giác và tư duy của chính mình – một đóa hoa rực rỡ của giới tự nhiên, ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: