Danh mục

Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội

Số trang: 43      Loại file: docx      Dung lượng: 68.35 KB      Lượt xem: 31      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung bài tiểu luận trình bày tính tất yếu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, đặc trưng của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, quan điểm Hồ Chí Minh về mục tiêu, động lực của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội TƯ TƯỞNG HCM VỀ CNXH 1. Tính tất yếu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Nhận thức về chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh đã trình bày một cách tổng quát. Chủ  nghĩa xã hội là gì?  Người trả lời: chủ nghĩa xã hội là xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng và  tinh thần ngày càng tốt. Nói một cách cụ thể là: chủ nghĩa xã hội là phải làm cho mọi  người dân được ấm no, hạnh phúc và học hành tiến bộ.             Hồ Chí Minh đã tiếp thu, vận dụng sáng tạo lý luận Mác ­ Lênin về sự phát  triển tất yếu của xã hội loài người theo các hình thái kinh tế ­ xã hội. Quan điểm của  Hồ Chí Minh là: tiến lên chủ nghĩa xã hội là bước phát triển tất yếu ở Việt Nam sau  khi nước nhà đã giành được độc lập theo con đường cách mạng vô sản. Mục tiêu giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản mà Hồ Chí Minh đã  lựa chọn cho dân tộc Việt Nam là nước nhà được độc lập, nhân dân được hưởng cuộc  sống ấm no, tự do, hạnh phúc, tức là sau khi giành độc lập dân tộc, nhân dân ta sẽ xây  dựng xã hội mới, xã hội xã hội chủ nghĩa. Ngay từ đầu những năm 20 của thế kỷ XX,  khi đã tin theo lý luận về chủ nghĩa cộng sản khoa học của chủ nghĩa Mác ­ Lênin, Hồ  Chí Minh đã khẳng định rằng: “Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại  cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái,  đoàn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho con người và vì con người, niềm vui, hòa  bình, hạnh phúc, nói tóm lại là nền cộng hòa thế giới chân chính, xóa bỏ những biên  giới tư bản chủ nghĩa cho đến nay chỉ là những vách tường dài ngăn cản những con  người lao động trên thế giới hiểu nhau và yêu thương nhau”. 2. Đặc trưng của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. a. Cách tiếp cận của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội  ­ Hồ Chí Minh tiếp thu lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học của lý luận Mác ­ Lênin,  trước hết là từ khát vọng giải phóng dân tộc Việt Nam. ­ Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội ở phương diện đạo đức, hướng tới giá trị  nhân đạo, nhân văn, giải quyết tốt quan hệ giữa cá nhân với xã hội theo quan điểm  của Mác và Ăngghen trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản. ­ Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ văn hóa. Văn hóa trong xã hội Việt Nam  có quan hệ biện chứng với chính trị, kinh tế. b. Bản chất và đặc trưng tổng quát của chủ nghĩa xã hội Theo các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác ­ Lênin về chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí  Minh có quan niệm như sau: ­ Tổng quát: chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội bao gồm các mặt rất phong phú,  hoàn chỉnh, trong đó con người được phát triển toàn diện.                                                   ­ Trên một số mặt nào đó: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, nhưng không tuyệt đối  hóa từng mặt, hoặc tách riêng rẽ từng mặt mà cần đặt trong một tổng thể chung. ­ Xác định mục tiêu: vì lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân, nhằm nâng cao đời sống vật  chất và văn hóa của nhân dân. ­ Xác định động lực: động lực của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản  Việt Nam. Đó là sức mạnh toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại. Từ đó, Hồ Chí Minh nhấn mạnh chủ yếu trên những điểm sau: ­ Đó là một chế độ chính trị do nhân dân lao động làm chủ. ­ Có nền kinh tế phát triển cao, gắn liền với sự phát triển của khoa học ­ kỹ thuật. ­ Không còn người bóc lột người. ­ Xã hội phát triển cao về văn hóa, đạo đức. Các đặc trưng trên thể hiện một hệ thống giá trị vừa kế thừa các di sản của quá khứ,  vừa được sáng tạo mới trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội là  hiện thân đỉnh cao của tiến trình tiến hóa lịch sử của nhân loại. 3. Quan điểm Hồ Chí Minh về mục tiêu, động lực của chủ nghĩa xã hội ở Việt  Nam. a. Mục tiêu ­ Mục tiêu chung: Độc lập tự do cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân. ­ Mục tiêu cụ thể: + Chính trị: chế độ chính trị do nhân dân lao động làm chủ, Nhà nước của dân, do dân,  vì dân. Nhà nước có hai chức năng; dân chủ với nhân dân, chuyên chính với kẻ thù của  nhân dân. + Kinh tế: xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công ­ nông nghiệp hiện đại,  khoa học ­ kỹ thuật tiên tiến, đời sống vật chất của nhân dân ngày càng được cải  thiện. Bên cạnh đó cần phát triển toàn diện các ngành như công nghiệp, nông nghiệp, thương  nghiệp, trong đó “Công nghiệp và nông nghiệp là hai chân của nền kinh tế nước nhà. + Văn hóa ­ xã hội: văn hóa là mục tiêu cơ bản của cách mạng xã hội chủ nghĩa.  Phương châm xây dựng nền văn hóa mới là: dân tộc, khoa học, đại chúng. Vì thế, Hồ  Chí Minh đặt lên hàng đầu nhiệm vụ của cách mạng xã hội chủ nghĩa là đào tạo con  người. b. Động lực ­ Hồ Chí Minh xem xét động lực ở cả các phương diện: vật chất và tinh thần, nội sinh  và ngoại sinh. Động lực quan trọng và quyết định nhất là con người, là nhân dân lao  động mà nòng cốt là công ­ nông ­ trí thức. ­ Hồ Chí Minh rất coi trọng động lực kinh tế, phát triển kinh tế, sản xuất kinh doanh,  giải phóng mọi năng lực sản xuất, làm cho mọi người, mọi nhà trở nên giàu có, ích  quốc lợi dân, gắn liền kinh tế với kỹ thuật, kinh tế với xã hội. ­ Hồ Chí Minh cũng rất quan tâm tới văn hóa, khoa học, giáo dục, coi đó là động lực  tinh thần không thể thiếu.  Hồ Chí Minh nhận thấy sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng có ý nghĩa quyết định đối với  sự phát triển của xã hội. Đây là hạt nhân trong hệ động lực xã hội. Ngoài các động lực bên trong, cần phải kết hợp được với sức mạnh thời đại, tăng  cường đoàn kết quốc tế, chủ nghĩa yêu nước phải gắn liền với chủ nghĩa quốc tế của  giai cấp công nhân. Cùng với việc chỉ ra các nguồn lực phát triển, Hồ Chí Minh còn lưu ý, cảnh báo và  ngăn ngừa các yếu tố kìm hãm, triệt tiêu nguồn lực vốn có của chủ nghĩa xã hội như:  tham ô, lãng phí, quan liêu… Giữa nội lực và ngoại lực, Hồ Chí Minh xác định, nội lực là quyết định, ngoại lực là  rất quan trọng. I. VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HCM VỀ CNXH Đây là một hệ thống bao gồm các luận điểm về bản chất, mục tiêu và động lực của  Chủ nghĩa xã hội; về tính tất yếu của thời ký quá độ v ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: