Danh mục

Tiểu luận : Vai trò của các văn kiện trong cơ chế nhân quyền

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 291.82 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 27,000 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Quyền con người ra đời gắn liền với phát triển lâu dài của lịch sử, là thành quả chung của các dân tộc, là một trong những giá trị tinh thần quý báu nhất của nền văn minh nhân loại trong thời đại ngày nay. Những giá trị nền tảng của quyền con người vốn có ở tất cả mọi nền văn hóa không phân biệt hệ tư tưởng, chế độ xã hội cũng như trình độ phát triển của mỗi quốc gia. Tuy nhiên chỉ đến khi Liên Hợp Quốc được thành lập, cùng với sự ra đời của...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận :Vai trò của các văn kiện trong cơ chế nhân quyền Tiểu luận Vai trò của các văn kiện trong cơ chế nhân quyền 1 M CL C LỜI NÓI ĐẦU ..................................................................................................................... 2 I. Vai trò một số văn kiện mang tính toàn cầu ( Hiến chương Liên Hợp Quốc và một số văn kiện ra đời dưới cơ chế Liên Hợp Quốc) ....................................4 1. Hiến chương Liên Hợp Quốc ..........................................................................4 2. Tuyên ngôn nhân quyền toàn cầu...................................................................6 3. Hai công ước về nhân quyền năm 1966: Công ước về quyền dân sự chính trị; và Công ước về quyền kinh tế xã hội văn hóa..............................................7 4. Một số các công ước khác ...............................................................................9 II, Vai trò của các văn kiện khu vực: ............................................................... 10 1. Vai trò của các văn kiện Châu Âu, châu Mỹ, Châu Phi .............................. 12 2. Khu vực Châu Á:........................................................................................... 19 TỔNG KẾT ........................................................................................................................25 Lời nói đầu 2 Quyền con người ra đời gắn liền với phát triển lâu dài của lịch sử, là thành quả chung của các dân tộc, là một trong những giá trị tinh thần quý báu nhất của nền văn minh nhân loại trong thời đại ngày nay. Những giá trị nền tảng của quyền con người vốn có ở tất cả mọi nền văn hóa không phân biệt hệ tư tưởng, chế độ xã hội cũng như trình độ phát triển của mỗi quốc gia. Tuy nhiên chỉ đến khi Liên Hợp Quốc được thành lập, cùng với sự ra đời của Tuyên ngôn nhân quyền 1948 và hai công ước: Công ước quốc tế về quyền dân sự chính trị và Công ước quốc tế về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (1966), Quyền con người mới thực sự được quốc tế hóa, trở thành một bộ phận quan trọng của pháp luật quốc tế. Nói đến sự phát triển của luật nhân quyền, chúng ta không thể không kể đến vai trò cuả các văn kiện pháp lý về nhân quyền. Xã hội càng văn minh, phát triển thì nhu cầu có những cơ chế giám sát để đảm bảo việc thực thi quyền con người càng trở nên cấp bách. Sự ra đời của các văn kiện này nhằm đáp ứng nhu cầu đó. Các văn kiện pháp lý quốc tế và các công ước quốc tế về quyền con người phần lớn đều phản ánh các nguyên tắc tiến bộ của luật quốc tế hiện đại và hiến chương Liên Hợp Quốc. Sự công nhận giá trị vốn có cũng như các quyền bình đẳng của con người trong cộng đồng nhân loại là nền tảng của tự do, công lý và hòa bình thế giới. Tuy nhiên bên cạnh sự ra đời của các văn kiện quốc tế chúng ta cần nhắc đến là các văn kiện khu vực liên quan đến quyền con người. Dù là văn kiện ở phạm vi quốc tế hay khu vực thì chúng đều góp phần quan trọng trong việc hoàn thiện hệ thống luật pháp về quyền con người. Trong khuôn khổ giới hạn của bài thuyết trình, nhóm trình bày xin đưa ra cái nhìn tổng quan nhất về vai trò của các văn kiện luật quốc tế trong lĩnh vực quyền con người ở cấp độ toàn cầu và cấp độ khu vực. Bài thuyết trình chắc chắn còn gặp nhiều thiếu sót mong nhận được sự góp ý của thầy giáo và các bạn. Nhóm trình bày xin chân thành cảm ơn! 3 I. Vai trò một số văn kiện mang tính toàn cầu ( Hiến chương Liên Hợp Quốc và một số văn kiện ra đời dưới cơ chế Liên Hợp Quốc) 1. Hiến chương Liên Hợp Quốc a. Hiến chương quy định các quốc gia phải tôn trọng và bảo vệ nhân quyền Sự ra đời của Liên Hợp Quốc cùng Hiến chương Liên Hợp Quốc đã đánh dấu bước ngoặt trong tiến trình phát triển của luật nhân quyền quốc tế. Trong Hiến chương, vấn đề nhân quyền đã chiếm một vị trí không nhỏ. Ngay trong lời mở đầu của Hiến chương, vấn đề tôn trọng quyền con người đã được nhắc tới “tuyên bố một lần nữa nhắc đến niềm tin vào các quyền cơ bản, vào nhân phẩm và giá trị con người vào quyền bình đẳng nam và nữ, vào quyền bình đẳng giữa các nước lớn và nhỏ”. Tiếp đó, mục tiêu ra đời của Tổ chức Liên Hợp Quốc được liệt kê ngay tại điều khoản đầu tiên của bản Hiến chương, và một phần không thể không nhắc tới trong đó là “thực hiện hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế về ...nhân đạo, khuyến khích phát triển sự tôn trọng quyền con người và tự do cơ bản cho tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ hoặc tôn giáo”. Điều 55, 56 và một số điều khoản khác của Hiến chương cũng nhắc cụ thể hơn tới quyền này. Điều 55 khoản c : “Liên Hợp Quốc sẽ khuyến khích ... sự tôn trọng một cách phổ biến và triệt để nhân quyền và những quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ hay tôn giáo.” Điều 56: “Để đạt những mục đích nói ở điều 55, các thành viên của Liên Hợp Quốc cam kết, bằng hành động chung và riêng, cộng tác với Liên Hợp Quốc” Nhìn chung, các điều khoản quy định về bảo vệ nhân quyền còn khá mơ hồ và chung chung. Quyền con người không được định nghĩa rõ ràng bao gồm những quyền gì và cơ chế bảo vệ chúng sẽ được thực hiện cụ thể ra sao. Dẫu vậy, Hiến 4 chương Liên Hợp Quốc là một văn kiện có ý nghĩa pháp lý, ràng buộc các quốc gia kí kết phê chuẩn. Do vậy, nhờ có Hiến chương, vấn đề nhân quyền xét ở chừng mực nào đó cũng đã đạt tới sự tôn trọng nhất định trong nhận thức của các quốc gia, tạo điều kiện cho vấn đề nhân quyền ngày càng phát triển và nhận được nhiều sự quan tâm như hiện nay. Hơn nữa, văn kiện này mang tính chính trị khá lớn. Nhân quyền là một vấn đề khá nhạy cảm đối với mỗi quốc gia, nó được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau và do đó ...

Tài liệu được xem nhiều: