Danh mục

TIỂU LUẬN: VẤN ĐỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Số trang: 104      Loại file: pdf      Dung lượng: 884.74 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 104,000 VND Tải xuống file đầy đủ (104 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo luận văn - đề án 'tiểu luận: vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay', luận văn - báo cáo, báo cáo khoa học phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TIỂU LUẬN: VẤN ĐỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY TIỂU LUẬN: VẤN ĐỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Nói về vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, trong bài viết này, tác giả đã đưa ra và luận giải ba vấn đề có tính thời sự, song cũng rất phức tạp, đòi hỏi phải được tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu. Ba vấn đề đó là: 1) Vấn đề thiết kế mô hình cụ thể Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2) Vấn đề giải quyết mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước. 3) Vấn đề tạo lập những điều kiện, cơ sở cho việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng là bước đột phá trong đổi mới tư duy chính trị của Đảng ta, đánh một dấu mốc quan trọng trong đổi mới hệ thống chính trị nói chung, đổi mới Nhà nước ở nước ta nói riêng. Khi chủ nghĩa xã hội bước vào cải tổ, cải cách, đổi mới, một số nhà lý luận, chính trị gia xã hội chủ nghĩa đã đề xuất xây dựng mô hình nhà nước pháp quyền. Đề xuất này đã làm nảy sinh những ý kiến chỉ trích, phản ứng từ không ít người. Khi đồng nhất nhà nước pháp quyền với nhà nước tư sản, một số người đã cho rằng, xây dựng nhà nước pháp quyền là từ bỏ chủ nghĩa xã hội. Có người lại coi việc xây dựng nhà nước pháp quyền là thừa nhận sự phân lập các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, mà quyền lực của Nhà nước xã hội chủ nghĩa là thống nhất, không phân chia, và do vậy, không phù hợp. Cũng có người đặt vấn đề, khi đề cập tới nhà nước kiểu mới, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin không hề nói tới nhà nước pháp quyền và do vậy, xây dựng nhà nước pháp quyền trong chủ nghĩa xã hội là không theo quan điểm của các nhà kinh điển, v.v.. Từ một phía khác, có ý kiến lại cho rằng, trong nhà nước pháp quyền, mọi quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân, đó là nhà nước của dân, do dân, vì dân và do vậy, không cần phải phân biệt nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa với nhà nước pháp quyền tư bản chủ nghĩa nữa. Sự xuất hiện những ý kiến như vậy trong giai đoạn đầu cải tổ, cải cách, đổi mới ở các nước xã hội chủ nghĩa cũng là điều dễ hiểu. Một mặt, vấn đề nhà nước pháp quyền tuy không phải là mới, nhưng phải nói rằng, trước đây, ở các nước xã hội chủ nghĩa, vấn đề này chưa được quan tâm nghiên cứu một cách đúng mức. Sự chuẩn bị về mặt lý luận để xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mới chỉ là bước đầu, chưa có sự chín muồi cần thiết, những ý kiến đề xuất mô hình nhà nước pháp quyền vẫn chỉ trên sách báo. Mặt khác, đổi mới tư duy lý luận, tư duy chính trị đòi hỏi cũng phải có thời gian. Bởi lẽ, đây là lĩnh vực không chỉ mang tính “nhạy cảm cao”, mà còn là lĩnh vực mà sự thay đổi không phải “một sớm một chiều”. Đó là chưa nói đến tư duy giáo điều còn ảnh hưởng không nhỏ đối với cả giới nghiên cứu lý luận lẫn những chính khách ở các nước xã hội chủ nghĩa. Trong học thuyết chuyên chính vô sản, đúng là C.Mác và Ph.Ăngghen chưa sử dụng thuật ngữ nhà nước pháp quyền. Nhưng những tư tưởng cốt lõi về nhà nước pháp quyền lại được các nhà kinh điển đề cập sâu sắc trong các chủ trương xây dựng nhà nước kiểu mới, chế độ dân chủ mới, chế độ dân chủ vô sản. Đó là chủ trương xây dựng nhà nước hợp hiến, hợp pháp; là nhà nước dân chủ cao nhất, triệt để nhất, dân chủ “do nhân dân tự quy định”; là bước chuyển từ xã hội thần dân sang xã hội công dân, từ “nhân dân của nhà nước” sang “nhà nước của nhân dân”. Đó là chế độ dân chủ xuất phát từ con người và pháp luật cũng vì con người. Đó là nhà nước đảm bảo cho “tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”. Nhà nước đó xây dựng và phát triển một xã hội có khả năng tạo ra những điều kiện cơ bản để “giải phóng cá nhân” theo phương châm “xã hội sẽ không thể giải phóng cho mình được, nếu không giải phóng mỗi cá nhân riêng biệt”… Những tư tưởng cốt lõi đó của C.Mác và Ph.Ăngghen đã được V.I.Lênin vận dụng và phát triển trong sự phân tích, đánh giá nhà nước tư sản, chế độ cộng hoà dân chủ tư sản, cũng như trong thực tiễn lãnh đạo nhân dân Nga xây dựng nền pháp luật kiểu mới, nền pháp chế xã hội chủ nghĩa. Ở nước ta, tư tưởng nhà nước pháp quyền cũng đã được thể hiện rất đậm nét ở Hồ Chí Minh, khi Người lãnh đạo nhân dân ta xây dựng nhà nước cách mạng. Đó là tư tưởng về xây dựng một nhà nước dân chủ, một chế độ dân chủ thực sự theo phương châm “bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra… Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”(1). Chính phủ là chính phủ của nhân dân, Chính phủ phải hứa với dân: “Việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh”(2). Đó là một nhà nước chịu sự kiểm soát của nhân dân, “tất cả các cơ quan nhà nước đều phải dựa vào dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe và chịu sự kiểm soát của nhân dân” (Điều 6, Hiến pháp 1959). Trong quan hệ với nhân dân, Hồ Chí Minh khẳng định, Chính phủ là đầy tớ của nhân dân. Người viết: “Chế độ ta là chế độ dân chủ. Nhân dân là chủ, Chính phủ là đầy tớ của nhân dân. Nhân dân có quyền đôn đốc và phê bình Chính phủ”(3). Tư tưởng nhà nước pháp quyền của Người còn thể hiện trong quyết tâm xây dựng nhà nước hợp hiến, hợp pháp ngay trong tình thế cách mạng đang “nghìn cân treo sợi tóc”. Chỉ một ngày sau khi đọc “Tuyên ngôn độc lập”, trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ, Hồ Chí Minh đã đề nghị Chính phủ lâm thời xác lập nền tảng dân chủ và pháp quyền cho chế độ nhà nước cách mạng, đó là tổ chức Tổng tuyển cử và xây dựng Hiến pháp dân chủ. Người nói: “Trước đây chúng ta bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước ta không có hiến pháp. Nhân dân ta không được hưởng quyền tự do, dân chủ. Chúng ta phải có một hiến pháp dân chủ. Tôi đề nghị Chính phủ tổ chức càng sớm càng hay cuộc TỔNG TUYỂN CỬ với chế độ phổ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: