Danh mục

Tiểu luận: Vận dụng phép biện chứng duy vật trong triết lý quản trị nhân sự tại Tổng Công ty công nghiệp thực phẩm Đồng Nai

Số trang: 25      Loại file: pdf      Dung lượng: 349.94 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiểu luận: Vận dụng phép biện chứng duy vật trong triết lý quản trị nhân sự tại Tổng Công ty công nghiệp thực phẩm Đồng Nai nhằm trình bày cơ sở lý luận về phép biện chứng duy vật và triết lý quản trị nhân sự trong doanh nghiệp. Vận dụng phép biện chứng duy vật trong triết lý quản trị nhân sự tại Tổng Công ty công nghiệp thực phẩm Đồng Nai. Giải pháp nâng cao hiệu quả việc vận dụng phép biện chứng duy vật trong triết lý quản trị nhân sự tại Tổng Công ty công nghiệp thực phẩm Đồng Nai.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận: Vận dụng phép biện chứng duy vật trong triết lý quản trị nhân sự tại Tổng Công ty công nghiệp thực phẩm Đồng Nai 1 Tiểu luận Vận dụng phép biện chứng duy vật trong triết lý quản trị nhân sự tại Tổng Công ty công nghiệp thực phẩm Đồng Nai 2 LỜI MỞ ĐẦU Trong sản xuất kinh doanh ngày nay, công tác quản lý được coi là một trong những nhân tố quan trọng nhất để giành được thắng lợi trong sự cạnh tranh với những doanh nghiệp khác trên thương trường. Trên thị trường ngày nay, với áp lực cạnh tranh ngày càng cao, các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao lợi thế cạnh tranh và tăng cường tối đa hiệu quả cung cấp các sản phẩm dịch vụ của mình. Muốn nâng cao hiệu quả cạnh tranh của doanh nghiệp, một trong những yếu tố không thể thiếu được của doanh nghiệp đó chính là nhân sự. Nhân sự của doanh nghiệp là một bộ phận không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp vì nó là một trong những nguồn lực quan trọng. Quản trị nhân sự là khoa học về quản lý con người dựa trên niềm tin cho rằng nhân lực đóng vai trò quan trọng bậc nhất tới sự thành công lâu dài của tổ chức hay doanh nghiệp. Quản trị nhân sự nhằm mục đích tuyển chọn được những người có năng lực, nhanh nhạy và cống hiến trong công việc, quản lý hoạt động và khen thưởng kết quả hoạt động cũng như phát triển năng lực của họ. Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra là doanh nghiệp làm sao thu hút và giữ gìn được nguồn “tài sản” nhân lực? Điều gì làm nên sự khác biệt giữa các tổ chức? Đó chính là triết lý quản trị nhân sự của nhà lãnh đạo cấp cao của tổ chức đó. Bài v iết này tìm hiểu về “Vận dụng phép biện chứng duy vật trong triết lý quản trị nhân sự tại Tổng Công ty công nghiệp thực phẩm Đồng Nai” và ảnh hưởng của triết lý đó đến người lao động và hiệu quả kinh doanh của công ty từ năm 2005 đến năm 2010. Ngoài lời nói đầu bài viết được chia làm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về phép biện chứng duy vật và triết lý quản trị nhân sự trong doanh nghiệp Chương 2.: Vận dụng phép biện chứng duy vật trong triết lý quản trị nhân sự tại Tổng Công ty công nghiệp thực phẩm Đồng Nai. Chương 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả việc vận dụng phép biện chứng duy vật trong triết lý quản trị nhân sự tại Tổng Công ty công nghiệp thực phẩm Đồng Nai. 3 Chương 1: Cơ sở lý luận về phép biện chứng duy vật và triết lý quản trị nhân sự trong doanh nghiệp 1.1. Phép biện chứng duy vật Trong lịch sử triết học, phép biện chứng có 3 hình thức cơ bản: Phép biện chứng thời kỳ Cổ đại, Phép biện chứng duy tâm khách quan của Heghen, Phép biện chứng duy vật của Triết học Mác – Lênin. Trong hệ thống phép biện chứng duy vật gồm 3 nội dung cơ bản: Nội dung 1: * Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến: Trong phép biện chứng duy vật, mối liên hệ phổ biến dùng để khái quát mối liên hệ, sự tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt, các giai đoạn phát triển của một sự vật, hiện tượng. Mối liên hệ phổ biến mang tính khách quan vì nó diễn ra ở trong thế giới vật chất; Mối liên hệ phổ biến có tính muôn hình muôn vẻ vì thế giới vật chất là muôn hình muôn vẻ. Mối liên hệ phổ biến có tính phổ biến vì nó diễn ra ở mọi sự vật, hiện tượng kể cả trong tự nhiên, trong xã hội và trong tư duy. Vì nó diễn ra mọ i giai đoạn, mọi quá trình tổn tại của sự vật hiện tượng. Một số mối liên hệ chính như mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bên ngoài; mối liên hệ trực tiếp, mối liên hệ gián tiếp; mối liên hệ cơ bản, mối liên hệ không cơ bản; mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ không chủ yếu. Ý nghĩa phương pháp luận và thực tiễn: Khi nghiên cứu sự vật hiện tượng để nắm được bản chất của nó đòi hỏi phải có quan điểm toàn diện và lịch sử cụ thể. + Quan điểm toàn diện: Phải xem xét đầy đủ các mối liên hệ xảy ra với sự vật, hiện tượng càng đầy đủ các mối liên hệ xảy ra với sự vật, hiện tượng càng đầy đủ bao nhiêu thì càng toàn diện bấy nhiêu. Từ đó tránh được sai lầm nhìn sự vật phiến diện, lệch lạc, chủ quan. Phân tích các mối liên hệ để tìm ra những mối liên hệ chính, cơ bản quyết định bản chất sự vật, hiện tượng. Từ đó tránh được sai lầm nhìn sự vật theo nguyên tắc cào bằng, tràn lan. + Quan điểm lịch sử cụ thể: nghĩa là chúng ta xem xét những mối liên hệ trong những không gian, thời gian ở những sự vật, hiện tượng xác định. 4 * Nguyên lý về sự phát triển: Trong phép biện chứng duy vật, phát triển dùng để khái quát quá trình vận động đi lên từ thấp đến cao, từ đớn giản đế phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Phát triển đi theo đường “xoáy ốc”, cái mới dường như lặp lại một số đặc trưng, đặc tính của cái cũ nhưng trên cơ sở cao hơn, thể hiện tính quanh co, phức tạp, có thể có những bước thụt lùi tương đối trong sự phát triển. Ý nghĩa phương pháp luận và thực tiễn: Khi xem xét sự vật, hiện tượng để nắm được bản chất của nó ngoài quan điểm toàn diện, lịch sử cụ thể đòi hỏi phải có quan điểm phát triển. Quan điểm về thế giới: phải biết phát hiện, tìm kiếm, bảo vệ và tạo điều kiện cho cái mới tồn tại và phát triển. Muốn vậy, cần phân biệt cái mới, cái cũ, cái mới thật với cái mới giả; cần đấu tranh xóa bỏ cái cũ, xây dựng cái mới, cải tạo cái cũ thành cái mới; Tạo điều kiện cho cái mới tồn tại và phát triển. Nội dung 2: có 6 cặp phạm trù cơ bản. - Cặp phạm trù cái chung – cái riêng. - Cặp phạm trù nguyên nhân - kết quả. - Cặp phạm trù bản chất – hiện tượng. - Cặp phạm trù nội dung – hình thức. - Cặp phạm trù tất nhiên - ngẫu nhiên. - Cặp phạm trù khả năng – hiện thực. Nội dung 3: có 3 quy luật cơ bản. + Quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại. + Quy luật ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: