Danh mục

Tiểu luận về chiến tranh - Phần 9

Số trang: 24      Loại file: pdf      Dung lượng: 203.86 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đã đăng trên tờ "The Pall Mall Gazette" số 1852, ngày 19 tháng Giêng 1871 Sau khi Xê-đăng thất thủ từ khi Pa-ri lần đầu tiên bị uy hiếp nghiêm trọng bởi nguy cơ cuộc tấn công của địch, chúng tôi đã thường xuyên chỉ ra sức mạnh lớn lao của thủ đô có công sự như Pa-ri, và dù thế nào đi nữa, chúng tôi cũng không quên nói thêm rằng muốn phát huy đầy đủ khả năng phòng ngự của nó thì điều cần thiết là phải có một đạo quân chính quy lớn bảo vệ nó,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận về chiến tranh - Phần 9Tiểu luận về chiến tranhTIỂU LUẬN VỀ CHIẾN TRANH- XXXVIĐã đăng trên tờ The Pall Mall Gazette số 1852, ngày 19 tháng Giêng 1871Sau khi Xê-đăng thất thủ từ khi Pa-ri lần đầu tiên bị uy hiếp nghiêm trọng bởinguy cơ cuộc tấn công của địch, chúng tôi đã thường xuyên chỉ ra sức mạnh lớnlao của thủ đô có công sự như Pa-ri, và dù thế nào đi nữa, chúng tôi cũng khôngquên nói thêm rằng muốn phát huy đầy đủ khả năng phòng ngự của nó thì điều cầnthiết là phải có một đạo quân chính quy lớn bảo vệ nó, đạo quân n ày phải mạnhđến mức không thể khóa chặt nó trong các công sự của cứ điểm hoặc không thểcản trở nó cơ động trên địa hình trống trải xung quanh cứ điểm dùng làm điểm tựavà một phần làm căn cứ tác chiến của nó.Trong điều kiện bình thường thì đương nhiên một đạo quân như thế hầu như baogiờ cũng có. Các đạo quân của Pháp thua trận ở gần biên giới có thể rút về Pa-rinhư là dinh lũy cuối cùng và chủ yếu của chúng; trong tình hình thông thườngchúng đến đây với đầy đủ lực lượng và tìm được đủ viện binh để có thể hoànthành nhiệm vụ được giao. Nhưng lần này chiến lược của nền Đế chế thứ hai dẫntới chỗ tất cả các đạo quân của Pháp đều biến khỏi chiến tr ường. Do chiến lược ấymà một trong những đạo quân ấy đã đi đến chỗ bị vây khốn ở Mét-xơ, và theo tấtcả các dấu hiệu thì không có hy vọng gì giải thoát được ; một đạo quân khác thì đãđầu hàng thật sự ở Xê-đăng. Khi quân Phổ tiến đến Pa-ri thì toàn bộ lực lượng sẵncó để phòng thủ Pa-ri gồm có mấy đơn vị hậu bị huấn luyện mới có nửa quân số,một số đội cảnh vệ lưu động từ các tỉnh về (vừa mới tuyển mộ) và quân vệ binhquốc gia địa phương (chưa đầy một nửa đã biên chế xong).Ngay cả trong tình hình đó, sức mạnh của bản thân cứ điểm cũng vẫn là vô cùng tolớn đối với quân xâm lược mà nhiệm vụ tấn công lege artis[1*] thành phố đồ sộ ấyvới những công sự ngoại vi của nó cũng cực kỳ nặng nề đến nỗi họ phải từ bỏngay nhiệm vụ ấy và cho rằng dùng nạn đói để buộc cứ điểm đầu hàng thì hơn.Tiểu luận về chiến tranhBây giờ ủy ban chiến lũy gồm có Hăng-ri Rô-sơ-phoóc và những nhân vật khácđã được thành lập. Ủy ban này được trao nhiệm vụ xây dựng phòng tuyến bêntrong thứ ba để chuẩn bi cho thành phố tiến hành những cuộc chiến đấu rất phùhợp với tính cách người Pa-ri, cụ thể là phòng ngự trên chiến lũy và chiến đấu giữtừng ngôi nhà. Báo chí thời bấy giờ chế diễu đủ điều ủy ban ấy; nhưng tin bánchính thức của bộ tham mưu Phổ không để lại một chút nghi ngờ gì về việc chínhtriển vọng chắc chắn về một cuộc kháng cự ngoan cường trên các chiến lũy màquân Đức sẽ vấp phải chủ yếu đã buộc họ quyết định bất cứ điểm đầu hàng bằngnạn đói. Quân Phổ hiểu rất rõ rằng pháo đài và tường thành ở phía sau nếu chỉphòng thủ bằng pháo binh thì sau một thời gian nhất định chắc chắn sẽ thất thủ vàbấy giờ sẽ bước vào thời kỳ chiến đấu trong đó tân binh và thậm chí dân thường sẽthành những kẻ địch xứng với cựu binh; trong cuộc chiến đấu đó sẽ phải chiếmtừng ngôi nhà và từng dãy phố, điều đó không nghi ngờ gì hết sẽ đem lại nhữngthiệt hại lớn nếu chú ý đến số quân phòng ngự rất đông đảo. Bất cứ ai quan tâmđến vấn đề này mà xem báo chí đều thấy rằng tờ báo Phổ Staats-anzeiger[121] đãnêu lý do ấy làm lý do có tính chất quyết định để từ bỏ vây đánh chính quy.Cuộc bao vây bắt đầu ngày 19 tháng Chín, đúng 4 tháng trước đây. Hôm sau,tướng Đuy-cơ-rô chỉ huy các đơn vị chính quy ở Pa-ri đã dùng 3 sư đoàn đánhthọc ra ở hướng Cla-mác, mất 7 khẩu pháo và 3.000 người bị bắt làm tù binh. Saucuộc đánh thọc ra này là những cuộc đánh thọc ra tương tự vào ngày 23 và 30tháng Chín, 13 và 21 tháng Mười; tất cả các cuộc đánh thọc ra ấy đều đem đếnnhững thiệt hại lớn cho quân Pháp mà không có lợi ích gì, ngoài việc làm cho línhmới của Pháp quen với hỏa lực định. Ngày 28 lại có một trận đánh thọc ra nữathành công hơn và Lơ-buốc-giê: chiếm được thôn này và giữ được hai ngày,nhưng ngày 30, sư đoàn vệ binh 2 của Phổ- gồm 13 tiểu đoàn bấy giờ có chưa đầy10.000 - người đã chiếm lại thôn trên. Không nghi ngờ gì hết, quân Pháp sử dụngrất tồi hai ngày ấy, vì lẽ ra trong hai ngày ấy họ có thể biến thôn có nhiều nhà cửavững chắc này thành một cứ điểm; họ cũng không quan tâm làm sao chuẩn bị sẵnTiểu luận về chiến tranhđược đội dự bị để kịp thời chi viện cho quân phòng ngự; nếu không thì không thểchiếm lại được của họ địa điểm ấy bằng lực lượng nhỏ như thế.Sau những cố gắng ấy là một tháng yên tĩnh. Rõ ràng là trước khi lại dám tiếnhành những trận đánh thọc ra lớn, Tơ-rô-suy đã định cải tiến huấn luyện và tăngcường kỷ luật cho quân đội của mình điều đó là hoàn toàn đúng đắn. Nhưng đồngthời ông đã coi nhẹ việc tổ chức các hoạt động chiến đấu của các đội cảnh giới độitrinh sát và đội tuần tra, phục kích và tập kích bất ngờ, nghĩa là những việc màbinh sĩ Pháp ở mặt trận xung quanh Pa-ri hiện thường xuyên tiến hành; thế nhưngphương thức tác chiến ấy là thích hợp hơn hết để bồi dưỡng cho lính mới sự tínnhiệm đối vớ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: