Danh mục

Tiểu luận: VỤ VIỆC LIÊN QUAN ĐẾN PHÂN ĐỊNH BIỂN VÀ CÁC VẤN ĐỀ LÃNH THỔ GIỮA QATAR – BAHRAIN

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 247.96 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 7,500 VND Tải xuống file đầy đủ (15 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bahrain và Qatar là hai quốc gia có vị trí nằm sát nhau trên bản đồ thế giới. Hai quốc gia cùng ở phía nam của Vịnh Ba Tư (Arabian/Persian Gulf), trong đó Bahrain là hòn đảo nằm ở phía tây của bán đảo Qatar, mỗi nước còn có một số đảo nhỏ ở sát bờ biển nước mình. Giữa thế kỷ thứ 18, các bộ tộc Arab chủ yếu sinh sống ở quần đảo Qatar, trong khi đảo Bahrain lại chịu sự thống trị của Ba Tư. Năm 1766, người Al-Khalifah (một bộ phận của bộ tộc Utubi) cùng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận: VỤ VIỆC LIÊN QUAN ĐẾN PHÂN ĐỊNH BIỂN VÀ CÁC VẤN ĐỀ LÃNH THỔ GIỮA QATAR – BAHRAIN Tiểu luận VỤ VIỆC LIÊN QUAN ĐẾN PHÂN ĐỊNH BIỂNVÀ CÁC VẤN ĐỀ LÃNH THỔ GIỮA QATAR – BAHRAIN 1I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ QATAR VÀ BAHRAIN Bahrain và Qatar là hai quốc gia có vị trí nằm sát nhau trên bản đồ thế giới. Haiquốc gia cùng ở phía nam của Vịnh Ba Tư (Arabian/Persian Gulf), trong đó Bahrain làhòn đảo nằm ở phía tây của bán đảo Qatar, mỗi nước còn có một số đảo nhỏ ở sát bờbiển nước mình. Giữa thế kỷ thứ 18, các bộ tộc Arab chủ yếu sinh sống ở quần đảo Qatar, trong khiđảo Bahrain lại chịu sự thống trị của Ba Tư. Năm 1766, người Al-Khalifah (một bộphận của bộ tộc Utubi) cùng với các bộ tộc Qatar đã đánh đuổi người Ba Tư ra khỏiBahrain rồi định cư ở đó từ năm 1783. Vào thế kỷ thứ 19, người Anh theo đuổi chính sách duy trì hòa bình vùng biển VịnhBa Tư để có thể dễ dàng trao đổi buôn bán với Ấn Độ. Để thực hiện chính sách đó,các mối quan hệ theo điều ước (treaty relations) đã được hình thành giữa Anh và cácbộ tộc của Qatar, Bahrain. Cho đến trước năm 1868, Anh xem Qatar là một quần đảo lệ thuộc Bahrain. Năm1868, can thiệp vào cuộc đụng độ vũ trang nổ ra giữa liên minh các bộ tộc của Qatarvà Al-Khalifah của Bahrain, Anh đã ký kết 2 thỏa thuận: một với Qatar và một vớiBahrain. Trong các thỏa thuận trên, các bên cam kết giữ gìn hòa bình vùng biển vàduy trì mối quan hệ hòa bình giữa các quốc gia. Kết quả là vùng biển giữa hai nướcđược xem như một vùng đệm phân định Qatar và Bahrain thành hai thực thể riêng biệtkể từ năm 1868. Sau đó, ngày 13/03/1892, Bahrain ký kết với Chính phủ Anh một điều ước cam kếtkhông tham gia vào bất cứ một thỏa thuận hoặc điều ước với một nước thứ ba nào nếuchưa có sự thỏa thuận với Chính phủ Anh. Ngày 03/11/1916, Qatar ký kết với Chínhphủ Anh một điều ước trong đó nhắc lại những thỏa thuận năm 1868 về hòa bình vùngbiển và Anh cam kết bảo vệ Qatar trước mọi sự xâm phạm lãnh thổ. Tuy nhiên, sự can 2thiệp của Chính phủ Anh tại Bahrain và Qatar đã lần lượt chấm dứt vào ngày 15/08 và03/09/1971.II. VỤ VIỆC TRANH CHẤP GIỮA QATAR - BAHRAIN 1. Vấn đề tranh chấp - Chủ quyền đối với nhóm đảo Hawar (Hawar islands) - Chủ quyền đối với các bãi cạn (shoal) Dibal và Qit’al Jaradah - Chủ quyền đối với đảo Janan - Chủ quyền đối với đảo Zubara - Phân định ranh giới biển giữa các khu vực đáy biển, tầng đất cái và vùng đấtchồng lấn. 2. Tóm tắt vụ việc Vào những năm 1930, tranh chấp về các đảo Hawar nổ ra nhằm phản ứng nhữngvấn đề xoay quanh việc khai thác dầu mỏ ở Vịnh Ba Tư. Người đứng đầu của Qatar(Ruler of Qatar) đã kiến nghị lên Đại diện Chính trị Anh tại Bahrain khi phát hiện sựxâm nhập của các nhân viên Bahrain ở Hawar. Ngày 10/03/1938, phía Qatar gửi một lá thư trong đó viện dẫn đến những điều ướcđã kí kết giữa Chính phủ Anh và Qatar nhằm tìm kiếm sự hỗ trợ trong việc ngăn chặnsự xâm nhập của Bahrain. Tuy nhiên, ngày 11/07/1939, Thống sứ Chính trị Anh (British Political Resident) ởVịnh Ba Tư thông báo đến Người đứng đầu của cả hai nước rằng Chính phủ Anhquyết định nhóm đảo Hawar thuộc về Bahrain chứ không thuộc về Qatar. Phản đốimạnh mẽ lại quyết định trên, Qatar lập luận rằng nhóm đảo đó nằm trong vùng nộithủy (territorial waters) và thuộc chủ quyền của Qatar về thực tế lẫn pháp lý. Ngày 23/12/1947, Chính phủ Anh thông báo đến Người đứng đầu của Qatar vàBahrain về quyết định phân định ranh giới vùng đáy biển giữa hai quốc gia, trong đóBahrain có chủ quyền đối với các bãi cạn Dibal và Jaradah, đồng thời cho rằng các bãi 3cạn này không phải là đảo có vùng nội thủy. Kèm theo bức thư thông báo đó là mộtbản vẽ đường ranh giới có lợi cho quyết định năm 1939 của Anh về chủ quyền đối vớinhóm đảo Hawar. Phản ứng về sự phân định trên, Qatar đã nhấn mạnh rằng Dibal và Jaradah khôngphải là đảo có vùng nội thủy mà chỉ là các bãi cạn. Tuy không phản đối về đường ranhgiới Chính phủ Anh đưa ra nhưng Qatar lại cho rằng chủ quyền đối với Dibal vàJaradah là thuộc về Qatar chứ không phải Bahrain. Không chấp nhận sự phân định của Chính phủ Anh, tháng 09/1947, Bahrain đã gửi(Memorandum) đến Chính phủ Anh để đề xuất một cách phân định khác theo ý củahọ, đồng thời tìm kiếm sự công nhận rằng Dibal và Jaradah là những đảo có vùng nộithủy và thuộc về Bahrain. Ngày 21/04/1965, Qatar gửi bản Note Verbale và Memo để chống lại những lậpluận của Bahrain dựa trên sự phân định của luật tập quán quốc tế và thực tế áp dụngcũng như các tập quán. Trong đó, Qatar khẳng định đường ranh giới mà họ công nhậnnăm 1947 là hợp lý và phù hợp với luật quốc tế ở thời điểm đó. 3. Nỗ lực hòa giải giữa hai bên Theo trình tự thông thường trong giải quyết các tranh chấp quốc tế, các quốc giatranh chấp trước hết phải trải qua bước trung gian hòa giải (“good offices”). Từ n ...

Tài liệu được xem nhiều: