Danh mục

TIỂU LUẬN: XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Số trang: 92      Loại file: pdf      Dung lượng: 769.61 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 92,000 VND Tải xuống file đầy đủ (92 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Làm rõ quan điểm mà Đảng ta đã đưa ra tại Đại hội X của Đảng về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam với tư cách một nhiệm vụ chiến lược quan trọng trong thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước, trong bài viết này, tác giả đã tập trung luận giải.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TIỂU LUẬN: XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TIỂU LUẬN: XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Làm rõ quan điểm mà Đảng ta đã đưa ra tại Đại hội X của Đảng về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam với tư cách một nhiệm vụ chiến lược quan trọng trong thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước, trong bài viết này, tác giả đã tập trung luận giải: 1. Lý luận về Nhà nước pháp quyền; 2. Xây dựng Nhà nước pháp quyền với tư cách một tất yếu lịch sử, tất yếu khách quan đối với Việt Nam hiện nay; 3. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam vừa thể hiện được các giá trị phổ biến, vừa khẳng định được bản sắc đặc thù; 4. Những đặc trưng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; 5. Đổi mới, hoàn thiện bộ máy nhà nước theo yêu cầu của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Từ Đại hội lần thứ IX, khi thông qua việc sửa đổi một số điều trong Hiến pháp năm 1992, Đảng ta đã xác định phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách tổ chức và hoạt động của Nhà nước, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế. Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân đã được Đảng ta đặt ra như một nhiệm vụ chiến lược quan trọng trong thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Về vấn đề này, tại Đại hội lần thứ X, Đảng ta đã khẳng định chủ trương “đẩy nhanh công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trên các mặt: hệ thống thể chế, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy; cán bộ, công chức; phương thức hoạt động”(1). Để triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng, biến Nghị quyết Đại hội thành hiện thực sinh động trong đời sống xã hội, trước hết chúng ta cần nhìn lại một cách khái quát những gì đã làm được cả trên lĩnh vực nghiên cứu lý luận lẫn hoạt động thực tiễn; đồng thời phải giải quyết một cách hiệu quả nhất những vấn đề mới đặt ra trong tiến trình phát triển đất nước. 1. Về phương diện lý luận, các nhà khoa học đã đi tới một số khẳng định quan trọng: nhà nước pháp quyền không phải là một kiểu nhà nước mà là giá trị phổ biến, là biểu hiện của một trình độ phát triển dân chủ. Với quan niệm này, nhà nước pháp quyền đã được nhìn nhận như một cách thức tổ chức nền dân chủ, cách thức tổ chức nhà nước và xã hội trên nền tảng dân chủ. Các giá trị phổ biến của nó được trình bày dưới các dạng thức khác nhau và phụ thuộc vào lập trường chính trị – pháp lý, quan điểm học thuật của mỗi người. Ngay cả cách trình bày cũng có thể khác nhau, nhưng về thực chất, đều nhấn mạnh các giá trị sau đây: - Nhà nước pháp quyền là biểu hiện tập trung của chế độ dân chủ. Theo đó, dân chủ vừa là bản chất, vừa là điều kiện, là tiền đề để xây dựng nhà nước pháp quyền. - Bộ máy nhà nước pháp quyền được tổ chức và vận hành trên cơ sở các nguyên tắc tổ chức quyền lực một cách dân chủ. - Một chế độ tư pháp thật sự dân chủ, cơ quan xét xử chỉ tuân theo pháp luật với một chế độ tố tụng công khai, dân chủ. Sự phủ nhận quan điểm xem nhà nước pháp quyền như một kiểu nhà nước có ý nghĩa nhận thức luận quan trọng trong việc nhìn nhận đúng bản chất của nhà nước pháp quyền. Ý nghĩa nhận thức luận này bao hàm các khía cạnh sau: - Chỉ từ khi dân chủ tư sản xuất hiện, mới có cơ hội và điều kiện để xây dựng nhà nước pháp quyền. Do vậy, trên thực tế, nhà nước pháp quyền tư sản đang được xây dựng ở hầu hết các nước tư bản phát triển và đang phát triển . - Nhà nước pháp quyền với tư cách cách thức tổ chức và vận hành của một chế độ nhà nước và xã hội không những được xây dựng ở chế độ tư bản, mà còn được xây dựng ở chế độ xã hội chủ nghĩa. Như vậy, trong nhận thức lý luận cũng như trong thực tiễn, có nhà nước pháp quyền tư sản và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. - Ngoài các giá trị phổ biến, nhà nước pháp quyền còn bao hàm các giá trị đặc thù. Tính đặc thù của nhà nước pháp quyền được xác định bởi nhiều yếu tố. Các yếu tố này, về thực chất, là hết sức đa dạng, phong phú và rất phức tạp, được xác định bởi các điều kiện lịch sử, kinh tế, văn hoá, tâm lý xã hội và môi trường địa lý của mỗi quốc gia dân tộc. Chúng không chỉ tạo ra cái đặc sắc, tính riêng biệt của mỗi dân tộc trong quá trình dựng nước, giữ nước và phát triển, mà còn quyết định mức độ tiếp thu và dung nạp các giá trị phổ biến của nhà nước pháp quyền. Việc thừa nhận tính đặc thù của nhà nước pháp quyền có ý nghĩa nhận thức luận quan trọng. Với ý nghĩa này, nhà nước pháp quyền là một phạm trù vừa mang tính phổ biến, vừa mang tính đặc thù; vừa là giá trị chung của nhân loại, vừa là giá trị riêng của mỗi dân tộc, quốc gia. Do vậy, không thể có một nhà nước pháp quyền như một mô hình chung thống nhất cho mọi quốc gia, dân tộc. Mỗi quốc gia, dân tộc, tuỳ thuộc vào các đặc điểm lịch sử, chính trị, kinh tế, xã hội và trình độ phát triển mà xây dựng cho mình một mô hình nhà nước pháp quyền thích hợp. 2. Đối với Việt Nam, vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền đang được đặt ra như một tất yếu lịch sử và tất yếu khách quan. Tính tất yếu lịch sử của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam bắt nguồn từ chính lịch sử xây dựng và phát triển của Nhà nước ta. Ngay từ khi thành lập và trong quá trình phát triển, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã và luôn là một nhà nước hợp hiến, hợp pháp. Nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở các quy định của Hiến pháp, pháp luật và luôn vận hành trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Các đạo luật tổ chức Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và các đạo luật về chính quyền địa phương được xây dựng trên cơ sở Hiến pháp năm 1946, năm 1959. năm 1980 và năm 1992. Những lần Hiến pháp được sửa đổi và thông qua là những bước củng cố cơ sở pháp luật cho tổ chức và hoạt động của bản thân các cơ quan nhà nước. Vì vậy, có thể nói, quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam là một quá trình lịch sử được bắt đầu ngay từ Tuyên ngôn độc lập năm 1945 và Hiến pháp năm 1946, được định hướng trong t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: