Danh mục

Tiểu tiện nhiều, mắc bệnh gì?

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 144.32 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiểu tiện nhiều lần chia làm 2 loại: thứ nhất, tiểu tiện nhiều lần, lượng nước tiểu nhiều; thứ hai, tiểu tiện nhiều lần, lượng nước tiểu ít. Trường hợp lâm sàng thứ nhất: một điều dưỡng của Bệnh viện Thành An Sài Gòn có người em đi mấy bệnh viện rồi mà vẫn chưa chẩn đoán ra bệnh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu tiện nhiều, mắc bệnh gì?Ảnh minh họa.Tiểu tiện nhiều, mắc bệnhgì?Tiểu tiện nhiều lần chia làm 2 loại: thứ nhất, tiểu tiện nhiều lần,lượng nước tiểu nhiều; thứ hai, tiểu tiện nhiều lần, lượng nước tiểuít. Trường hợp lâm sàng thứ nhất: một điều dưỡng của Bệnh việnThành An Sài Gòn có người em đi mấy bệnh viện rồi mà vẫn chưachẩn đoán ra bệnh. Em vào, hốc hác, má hõm, phàn nàn: tiểu tiệnrất nhiều, khát lắm, uống nhiều nước và truyền dịch không đỡ, mộttháng sút 10kg. Cho xét nghiệm: đường trong máu không tăng,nước tiểu giảm tỷ trọng, không có đường, không có tế bào... Chẩnđoán: đái tháo nhạt, gửi Bệnh viện Nội tiết Nghệ An. Ở đây khôngđủ điều kiện chẩn đoán nguyên nhân, chuyển Bệnh viện Nội tiếtTrung ương.Trường hợp lâm sàng thứ hai: nữ sinh viên Trường đại học Đà Lạt,24 tuổi, xuất hiện tiểu tiện nhiều, cách đây 1 năm, không phát hiệnđược bệnh, vẫn đái nhiều từ đó: ban ngày 15 phút/lần, đêm 1giờ/lần. Gần đây, điều trị nhiều lần viêm đường tiết niệu không đỡ.Đã có nhiều xét nghiệm nước tiểu, các chỉ số đều bình thường:không có đường, không có tế bào. Khi thăm khám, bác sĩ hỏi: sốlượng nước tiểu mỗi lần? cả ngày? Con nói ít, mẹ nói nhiều. Saukhi hướng dẫn lấy nước tiểu/24 giờ, theo dõi chỉ có 1,6 lít/24 giờ.Chẩn đoán: tiếp tục theo hướng tiểu tiện nhiều lần.Tiểu tiện nhiều lần chia làm 2 loại: thứ nhất, tiểu tiện nhiều lần,lượng nước tiểu nhiều; thứ hai, tiểu tiện nhiều lần, lượng nước tiểuít. Tuyến yên bị tổn thương gây bệnh đái tháo nhạt.Những nguyên nhân thuộc nhóm 1 gồm có:- Đái tháo nhạt: lượng nước tiểu ít nhất tới 7 - 8 lít/ngày, cũng cóthể tới 10 - 15 lít/ngày, chậm chí 40 lít/ngày ở người trưởng thành.Trẻ nhỏ 1 - 2 lít. Ngoài dấu hiệu tiểu tiện nhiều còn có các dấuhiệu mất nước, khát, uống nhiều, sút cân. Nặng hơn: sốt cao, trụymạch, rối loạn điện giải.Nguyên nhân của bệnh là do thiếu nội tiết tố chống bài niệu (ADH)của vùng dưới đồi tuyến yên. Có thể tiên phát do rối loạn sản sinhgây thiếu ADH hoặc thứ phát sau tổn thương: khối u (tại chỗ hoặcdi căn) chiếm 30 - 50%; dị tật: đái nhiều, béo phì, chậm phát triểnthần kinh và sinh dục. Di chứng sau viêm não, viêm màng não,chấn thương đáy sọ, tổn thương mạch máu, phẫu thuật não. Khôngrõ nguyên nhân: 30% các trường hợp. Thiếu ADH làm cho ốnglượn ra ở thận không hấp thu nước dẫn đến tiểu tiện nhiều.- Đái tháo đường có 2 loại: Loại I gặp ở người trẻ tuổi, tuy hoàntoàn không sản xuất insulin nên gây một bệnh cảnh ăn nhiều, uốngnhiều, tiểu tiện nhiều, gầy nhiều, đường huyết tăng, có đường niệu.Loại II hiện nay là một bệnh rối lọan chuyển hóa hay gặp ở nhữngngười lớn tuổi béo phì, ít gặp hơn ở trẻ em béo bệu thừa cân. Bệnhcảnh lâm sàng không điển hình như loại I nhưng có thể có nhữngbệnh cảnh nặng nề (hôn mê tăng áp lực thẩm thấu) nếu không kiểmsoát được đường huyết.- Ngoài 2 nguyên nhân trên còn phải kể đến: suy thận mạn, uốngnhiều do loạn thần, uống nhiều nước ngọt, bia, ăn nhiều canh.Nhóm thứ hai gồm có:- Viêm nhiễm đường tiết niệu, đặc biệt viêm bàng quang gây triệuchứng đi tiểu buốt, đi tiểu rắt, xét nghiệm nước tiểu có nhiều bạchcầu, tiểu ra mủ gây ra do bệnh lậu.- Các nguyên nhân khác gây rối loạn tiểu tiện là các dị tật bẩm sinhhoặc viêm nhiễm làm cho hẹp lỗ sáo, niệu đạo, bàng quang nhỏ,niệu đạo bị chèn ép do phì đại hoặc u xơ tuyến tiền liệt; yếu tố thầnkinh trung ương hay ngoại vi.

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: