Tìm hiểu "Chiếu cầu hiền" của Ngô Thì Nhậm từ góc nhìn văn hóa -giáo dục giới thiệu vài nét về tác giả Ngô Thì Nhậm và tác phẩm "Chiếu cầu hiền", "Chiếu cầu hiền" xét từ góc độ giáo dục, "Chiếu cầu hiền" xét từ góc độ văn hóa. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm hiểu "Chiếu cầu hiền" của Ngô Thì Nhậm từ góc nhìn văn hóa -giáo dụcTìm hiểu “Chiếu cầu hiền” của Ngô Thì Nhậm từ góc nhìn văn hóa – giáo dụcNGUYỄN THỊ QUẾANHTóm tắt: “Chiếu cầu hiền” là một tác phẩm nghị luận chính trị - xã hội độc đáo,có ý nghĩa chính trị, có sức lay động chí, chuyển tâm ý của hiền tài trong thiên hạ; cóđóng góp đáng kể trong quá trình thuyết phục, sử dụng người hiền tài góp sức lực, trí tuệđể bảo vệ và xây dựng đất nước thời vua Quang Trung. Sức thuyết phục của nó đã vượtra khỏi giới hạn của một thời đại lịch sử. Hôm nay, trong thế nước “rồng bay”, của 1000năm Thăng Long – Hà Nội, “Chiếu cầu hiền” còn mang giá trị văn hoá – giáo dục củamọi thời đại. Nó trở thành kim chỉ nam trong nghệ thuật thu phục, sử dụng, dùng nhữngbiện pháp thiết thực để hiền tài sớm chung tay gánh vác việc nước cùng các nhà lãnhđạo.1. Vài nét về tác giả Ngô Thì Nhậm và tác phẩm “Chiếu cầu hiền”Ngô Thì Nhậm tự là Hy Doãn, hiệu là Đạt Hiên. Ông sinh năm 1746 mất năm1803, là danh sĩ đời Hậu Lê - Tây Sơn, xuất thân trong một gia đình có truyền thống vănhọc ở làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (hiện nay thuộc địa phận huyệnThanh Trì, Hà Nội). Ngô Thì Nhậm đỗ Giải nguyên năm 1768, đỗ Tiến sĩ năm 1775.Làm quan dưới thời Lê - Trịnh, khi triều đình lộn xộn ông đã bỏ về quê ở ẩn, viết sách.Năm 1786, khi quân Tây Sơn ra Bắc, Ngô Thì Nhậm được vua Lê mời ra làm việc. Sauđó, năm 1788 ông được Nguyễn Huệ trọng dụng, phong làm Thị lang Đại học sĩ (thị langBộ Lại), thượng thư Bộ Binh, chuyên lo việc giấy tờ trong quan hệ ngoại giao với nhàThanh. Ngô Thì Nhậm có hai lần làm chánh sứ sang giao thiệp với nhà Thanh. Ông làmột nhà chiến lược, nhà ngoại giao tài giỏi. Dưới danh nghĩa vua Quang Trung, Ngô ThìNhậm đã thảo những thư từ gửi hoàng đế nhà Thanh, lời lẽ vừa cứng rắn, vừa mềmmỏng, nhằm kết thúc chiến tranh giữa hai nước, ngăn chặn ý đồ gây chiến phục thù củacánh hiếu chiến trong triều Mãn Thanh (sau chiến thắng Đống Đa 1789), chuyển quan hệngoại giao hai nước từ đối đầu sang hoà hảo, góp phần làm cho triều Quang Trung giữđược nền độc lập, tự chủ, bảo đảm an ninh đối ngoại. Ngô Thì Nhậm có nhiều tác phẩmvề sử, văn thơ, triết học, ngoại giao tiêu biểu là “Xuân Thu quản kiến”, “Hải Dương chílược”, “Hy Doãn thi văn tập”, “Hoàng Lê nhất thống chí”, “Kim mã hành dư”, “Yên đàithu vịnh”, “Cúc hoa thi trận” “Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh”, “Hàn các anh hoa”,“Bang giao hảo thoại”. Đóng góp văn học của ông đa dạng về thể loại (chính luận, chiếu,biểu, ngoại giao, thơ, phú). Nội dung thi ca hướng tới quan niệm “thi ngôn chí”, đề caocái thực trong cảm xúc. Đồng thời ông cũng có nhiều trang luận thuyết triết học, xã hội,tôn giáo sâu sắc, giàu suy tưởng. *2.“Chiếu cầu hiền” xét từ góc độ giáo dụcChiếu thuộc loại văn nghị luận chính trị - xã hội, là văn bản trao đổi giữa nhà vuavà thần dân, được quy phạm hóa, dùng trong các triều đình phong kiến thời trước.Chiếu còn là một loại đề bài mà các sĩ tử xưa phải làm trong các kỳ đệ nhị hoặc đệtam của các khoa thi hương và thi hội. Lối văn chương dùng trong chiếu là thể tứ lục biềnngẫu, mỗi câu ngắt thành hai đoạn 4 - 6 hoặc 6 - 4, từng cặp câu có vế đối. Chiếu là lờihoặc thay lời nhà vua ban bố mệnh lệnh cho toàn dân. Chiếu có thể được viết bằng vănbiền ngẫu hoặc văn xuôi.Xét ở góc độ giáo dục, tìm hiểu Chiếu cầu hiền không chỉ là đi tìm hiểu một vănbản thuộc thể văn thư nhà vua dùng để ban bố mệnh lệnh cho thần dân mà là bắt tay vàotìm hiểu một loại văn bản trong hệ thống quản lý hành chính thời phong kiến bởi tronggiai đoạn lịch sử thời phong kiến công văn hành chính gồm có hai loại lớn: một loại côngvăn do cấp dưới đệ trình lên nhà vua hoặc triều đình (tấu, chương, biểu, sớ, khải...); mộtloại do nhà vua truyền xuống cho bề tôi (chiếu, mệnh, lệnh, chế, biểu, dụ, cáo...) Đồngthời, qua “Chiếu cầu hiền” thế hệ trẻ hôm nay còn thấy và học tập được nhiều từ chủtrương cầu hiền đúng đắn đến tầm chiến lược sâu rộng, tấm lòng vì dân vì nước của vuaQuang Trung.Toàn văn bài “Chiếu cầu hiền” là công văn nhà nước lệnh cho thần dân thực hiệnnhưng rất khác với các bài chiếu thông thường, đối tượng thực sự trong “Chiếu cầu hiền”là các trí thức, các bậc hiền tài lương đống của dân tộc. Vì thế, ngay nhan đề bài đã toátra cách nói khiêm tốn, thể hiện tình cảm thiết tha, thái độ chân thành cầu hiền đãi sĩ, mộtlòng vì dân vì nước của vua Quang Trung. Có thể nói, “Chiếu cầu hiền” là một chiếu đặcbiệt, thể hiện mong mỏi, ước nguyện ... chứ không phải là lệnh. Bài “Chiếu cầu hiền” củaNgô Thì Nhậm không chỉ cho thấy tác giả uyên bác, cao tay trong sáng tạo văn bản nghịluận chính trị - xã hội, trong việc phát ngôn đại diện cho vua Quang Trung chiêu hiền đãisĩ mà còn khắc đậm lòng khao khát cầu hiền đãi sĩ của vị vua trẻ - “áo vải cờ đào” đạiphá quân Thanh.Trong hệ thống giáo dục Việt Nam hiện nay, tác phẩm “Chiếu cầu hiền” đã đượcđưa vào giảng dạy chính thức trong trường Trung học phổ thông, chương ...