Danh mục

Tìm hiểu cội nguồn của thước đo thời gian

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 558.76 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thời gian là một khái niệm mà theo cách nào đó, ngày nay chúng ta vẫn xem là điều hiển nhiên. Đã bao giờ bạn thắc mắc tại sao 1 năm lại có 12 tháng, hay tại sao tháng 9 lại có 30 ngày?
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm hiểu cội nguồn của thước đo thời gian Tìm hiểu cội nguồn của thước đo thời gian Thời gian là một khái niệm mà theo cách nào đó, ngày nay chúng ta vẫnxem là điều hiển nhiên. Đã bao giờ bạn thắc mắc tại sao 1 năm lại có 12tháng, hay tại sao tháng 9 lại có 30 ngày? Tại sao ta lại có các múi giờ khácnhau? Tại sao một ngày lại có 86.400 giây? Trong bài này chúng ta sẽ làm rõcác khái niệm về thước đo thời gian. Về bản chất, thời gian là một một khái niệm trừu tượng và khó để hiểu thấuđáo. Chúng ta chẳng thể nhìn thấy nó hay cảm nhận nó, chỉ biết rằng nó đang diễnra. Trong lịch sử, con người đã dùng nhiều cách để đo thời gian. Hầu hết mọi nềnvăn hóa đều mặc định thời điểm trời bắt đầu sáng là lúc khởi đầu của thời gian.Theo sau ngày là đêm, khi ánh mặt trời bắt đầu tắt. Cơ thể con người cũng tự điềuchỉnh để theo vòng quay này thông qua việc ngủ, và mỗi sáng khi thức dậy chúngta lại bắt đầu 1 ngày mới. Chúng ta sử dụng đồng hồ để chia ngày ra thành nhi ều thời điểm nhỏ hơn,rồi lại dùng lịch để phân nhóm các ngày lại thành thời điểm lớn hơn. Cả 2 hệ thốngthời gian đều có những điểm hết sức thú vị mà ta sẽ tìm hiểu tiếp theo đây. Đo thời gian Phép đo thời gian có phạm vi rất rộng, ở đây chúng ta tìm hiểu một số đơn vịđo thông thường, xắp xếp từ đơn vị thời gian ngắn nhất đến dài nhất. • 1 picosecond (1 phần nghìn tỷ giây) – Đây là khoảng thời gian ngắn nhấtmà chúng ta có thể đo chính xác.• 1 nanosecond (1 phần tỷ giây) – Trung bình, một máy tính cá nhân mất khoảngtừ 2 đến 4 nanosecond để thực thi một mệnh lệnh từ một phần mềm nào đó.• 1 microsecond (1 phần triệu giây).• 1 millisecond (1 phần nghìn giây) – Đây là khoảng thời gian phơi sáng ngắn nhấtcủa phim trong một máy ảnh thông thường. Một bức ảnh được chụp trong1/1ngàn giây sẽ bắt được chuyển động nhỏ nhất của con người.• 1 centisecond (1 phần trăm giây) – Đây là khoảng thời gian mà một tia chớp nổ.• 1 decisecond (1 phần mười giây) – Khoảng thời gian của 1 cái chớp mắt.• 1 second (1 giây) – Trái tim của một người trung bình đập 1 lần/1 giây.• 60 giây – 1 phút (minute), bằng thời gian của một đoạn quảng cáo dài.• 2 phút – Khoảng thời gian dài nhất mà một người bình thường có thể nín thở.• 5 phút – Là khoảng thời gian lâu nhất mà bạn có thể chịu đựng khi đợi đèn đỏ.• 60 phút – 1 tiếng đồng hồ (hour), là khoảng thời gian lâu nhất mà bạn có thể ngồiyên trong lớp học mà không trở nên đờ đẫn.• 8 tiếng – Thời gian làm việc tiêu biểu hàng ngày ở nhiều nước trên thế giới, cũnglà thời gian ngủ cần thiết cho mỗi người mỗi đêm.• 24 tiếng – 1 ngày; là khoảng thời gian mà trái đất quay hết 1 vòng quanh trục củanó.• 7 ngày – 1 tuần.• 40 ngày – Là khoảng thời gian lâu nhất mà con người có thể tồn tại mà không cóthức ăn.• 365,24 ngày – 1 năm; khoảng thời gian trái đất hoàn tất một vòng quay quanhmặt trời.• 10 năm (year) - 1 thập kỷ.• 75 năm – Tuổi thọ trung bình của con người.• 5.000 năm – Chiều dài lịch sử được ghi chép lại.• 65 triệu năm – Khoảng thời gian kể từ khi loài khủng long tuyệt chủng.• 200 triệu năm – Khoảng thời gian kể từ khi động vật có vú bắt đầu xuất hiện trêntrái đất.• 3,5 đến 4 tỉ năm – Khoảng thời gian kể từ lúc bắt đầu có sự sống trên trái đất.• 4,5 tỉ năm – Tuổi của trái đất.• 10 đến 15 tỉ năm – Tuổi dự đoán của vũ trụ kể từ vụ nổ lớn big bang. Một ngày dài bao nhiêu? Một ngày là khoảng thời gian trái đất tự quay quanh trục của nó, nhưngchính xác nó mất bao lâu để hoàn tất vòng quay? Có nhiều quan điểm khác nhau,nhưng cả thế giới đã đồng thuận tiêu chuẩn hóa những khoảng thời gian sau: • Một ngày bao gồm 2 giai đoạn 12 tiếng đồng hồ, tổng cộng sẽ có 24 tiếngđồng hồ.• Một tiếng có 60 phút.• Một phút có 60 giây.• Giây lại được chia nhỏ ra theo hệ thập phân thành những đơn vị nhỏ hơn nhưphần trăm hay phần ngàn giây. Cũng phải nói rằng cách chia thời gian như hiện tại khá “rắc rối”. Chúng tachia 1 ngày ra làm đôi, rồi lại chia mỗi nửa ra 12 phần, rồi mỗi phần này lại chia 60,rồi chia 60 thêm lần nữa…Chả trách trẻ nhỏ phải chật vật học cách tính thời gian. Tại sao lại có 24 tiếng trong 1 ngày? Không ai thật sự biết chắc điềunày. Tuy nhiên giải thích được nhiềungười tán thành nhất là: ngày xưa, trướckhi con người biết chữ viết thì họ đã biếtdùng các ngón tay để đếm. Và một cáchđếm được sử dụng rộng rãi ở những nềnvăn minh xưa là dùng ngón tay cái đếmcác đốt ngón tay trên cùng 1 bàn tay.Như vậy, ngón cái sẽ đếm 4 ngón tay cònlại trên bàn tay, mỗi ngón tay lại có 3 đốt, 4x3=12, đó là số giờ đồng hồ họ phânchia thời gian ban ngày, và tương tự cho thời gian ban đêm. Vậy là chúng ta có 24giờ 1 ngày. Tại sao lại có 60 phút/1 giờ, và 60 giây/1 phút? Cũng chưa ai biết rõ điều này. Tuy nhiên, những người Ai Cập đã có thời sửdụng một bộ lịch có 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày, tổng cộng họ có 360 ngày/1năm. Nhiều nhà nghiên cứu t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: