Tham khảo tài liệu 'tìm hiểu công tác quản lý tài chính bảo hiểm xã hội phần 1', tài chính - ngân hàng, bảo hiểm phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm hiểu công tác quản lý tài chính Bảo Hiểm Xã hội phần 1
§¹i häc Kinh tÕ quèc d©n LuËn v¨n tèt nghiÖp
LỜI MỞ ĐẦU
Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một chính sách lớn của Đảng và Nhà
nước đối với người lao động, nhằm đảm bảo cuốc sống vật chất, ổn định đời
sống cho người lao động và gia đình họ trong các trường hợp bị ốm đau, thai
sản, suy giảm khả năng lao động, mất việc làm, hết tuổi lao động hoặc chết.
Chính sách BHXH ở nước ta được thực hiện ngay từ những ngày đầu mới
thành lập nước, 60 năm qua, trong quá trình tổ chức thực hiện, chính sách
BHXH ngày càng được hoàn thiện và không ngừng đổi mới, bổ xung cho
phù hợp với điều kiện hiện tại của đất nước. Cùng với quá trình đổi mới của
nền kinh tế từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12/1986),
chính sách BHXH và tổ chức quản lí hoạt động cũng có nhiều đổi mới tích
cực.
Từ việc nghiên cứu quá trình đổi mới của BHXH tôi nhận thấy BHXH
thực sự là một chính sách quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển
của đất nước. BHXH không những góp phần ổn định đời sống của người lao
động mà còn khuyến khích họ tích cực lao động sản xuất tạo ra của cải cho
xã hội, xây dựng đất nước. Trong quá trình thực hiện BHXH đã không
ngừng phát triển cả về chất lượng lẫn số lượng. Số người tham gia ngày càng
tăng lên, mở rộng cho các đối tượng tham gia, hoàn thiện dần hệ thống chính
sách BHXH tiến tới thực hiện đủ các chế độ của Tổ chức lao động quốc tế
(ILO). Đặc biệt là sự đổi mới về cơ chế quản lí từ cơ chế quản lí kế hoạch
hoá, tập chung, bao cấp, hoàn toàn do NSNN đảm bảo đã chuyển sang cơ
chế thực hiện có thu và quỹ hoạt động trên nguyên tắc cân bằng thu chi.
Cách thực hiện như vậy không những giảm được gánh nặng cho NSNN mà
còn thể hiện trách nhiệm của cả người sử dụng lao động đối với người lao
§¹i häc Kinh tÕ quèc d©n LuËn v¨n tèt nghiÖp
động. Nhà nước nước đóng vai trò tổ chức thực hiện và quản lí thông qua
BHXH Việt Nam, là hệ thống ngành dọc được tổ chức từ Trung ương đến
địa phương.
Bên cạnh những mặt đạt được, BHXH Việt Nam cũng còn rất nhiều
tồn tại cần sớm được khắc phục cả về nội dung chính sách, tổ chức quản lí
hoạt động. Đây là những đòi hỏi cấp thiết cần được nghiên cứu để góp phần
hoàn thiện chính sách và tổ chức quản lí hoạt động của BHXH Việt Nam.
Trong đó quản lí tài chính BHXH Việt Nam là một mảng lớn, cần được chú
trọng và quan tâm vì tài chính BHXH có vững thì các chế độ trợ cấp mới
được đảm bảo thực hiện tốt mà không dẫn đến tình trạng thâ m hụt NSNN.
Chính vì vậy với ngành học được đào tạo, sau khi về thực tập tại BHXH
Việt Nam, tôi đã chọn đề tài: “Công tác quản lí tài chính BHXH Việt
Nam- Thực trạng và giải pháp” để nghiên cứu công tác quản lí tài chính
BHXH Việt Nam, với mục đích là rút ra những kết quả đạt được để phát
huy, những tồn tại cần khắc phục. Hơn nữa thông qua đó có thể đưa ra
những đóng góp, góp phần hoàn thiện hệ thống BHXH Việt Nam, phát huy
tối đa chức năng của BHXH trong thời đại mới.
Kết cấu của đề tài gồm ba chương:
Chương I: Lí luận chung về BHXH và quản lí tài chính BHXH.
Chương II: Thực trạng công tác quản lí tài chính BHXH tại Việt Nam
hiện nay.
Chương III: Một số giải pháp đối với công tác quản lí tài chính BHXH
Việt Nam trong thời kì tới.
§¹i häc Kinh tÕ quèc d©n LuËn v¨n tèt nghiÖp
CHƯƠNG I: LÍ LUẬN CHUNG VỀ BHXH VÀ
QUẢN LÍ TÀI CHÍNH BHXH
I. Những vấn đề cơ bản về BHXH.
Tính tất yếu khách quan của BHXH.
Sự ra đời của BHXH cũng giống như các chính sách xã hội khác luôn
bắt nguồn từ yêu cầu thực tiễn của cuộc sống đặt ra.Từ thời xa xưa, con
người để chống lại những rủi ro, thiên tai của cuộc sống đã biết đoàn kết
tương trợ lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau. Nhưng sự giúp đỡ này chỉ mang tính
tự phát và với quy mô nhỏ, thường là trong một nhóm người chung quan hệ
huyết thống.
§¹i häc Kinh tÕ quèc d©n LuËn v¨n tèt nghiÖp
Khi xã hội càng ngày càng tiến bộ, đặc biệt là khi chuyển sang giai
đoạn có sự phân công lao động xã hội, nền sản xuất xã hội lúc này đã phát
triển. Cùng với nó là quan hệ xã hội giữa các cá nhân, giữa các cộng đồng
cũng phát triển hơn. Khi đó tôn giáo bắt đầu xuất hiện, nó không chỉ với ý
nghĩa giáo dục con người hướng thiện mà còn có các trại bảo dưỡng, hội cứu
tế với mục đích từ thiện, trợ giúp nhau trong cuộc sống. Như vậy xét về bản
chất thì hình thức tương trợ trong thời kì này đã mang tính có tổ chức và quy
mô rộng rãi hơn.
Từ thế kỉ thứ XVI ở Châu Âu đã xuất hiện ngành công nghiệp, những
người nông dân không có đất phải di c ư ra thành phố làm thuê cho các nhà
máy ngày càng nhiều và dần trở thành công nhân. Đặc biệt đến thời kì cách
mạng công nghiệp thì lực lượng ngày càng đông đảo và trở thành giai cấp
công nhân. Nhìn chung họ sống không ổn định, cuộc sống chỉ dựa vào công
việc với đồng lương ít ỏi, mất việc làm, ốm đau, tai nạn lao động ... đều có
thể đe doạ cuộc sống của họ. Tình đoàn kết tương thân tương ái giữa họ đã
nảy nở, cùng với đó là sự ra đời của các nghiệp đoàn, các hiệp hội giúp đỡ
các thành viên khi bị ốm đau bệnh tật trong quá trình sản xuất. Bên cạnh Hội
tương tế còn có Quỹ tiết kiệm được Nhà nước khuyến khích thành lập. Tiếp
đó những quy định bắt buộc người sử dụng lao động phải chu cấp cho người
lao động thuộc quyền quản lí khi họ gặp phải ốm đau, tai nạn lao động, mất
việc... Giai cấp công nhân càng đông đảo thì sức ép đối với những đòi hỏi
đảm bảo cuộc sống cho họ ngày càng ảnh hưởng đến đời sống chính trị của
mỗi nước. Trước tình cảnh đó Chính Phủ mỗi nước không thể không quan
tâm đến tình cảnh của người lao động. Những yêu cầu giảm giờ làm, cải
thiện điều kiện lao động, đảm bảo cuộc sống của người lao động dần được
quy định thành các chính sách bắt buộc đối với mỗi nước.
§¹i häc Kinh tÕ quèc d©n LuËn v¨ ...