Thông tin tài liệu:
Vương quốc Champa hình thành ở Nam Trung Bộ, chia thành một số khu vực tự nhiên ứng với các dải đồng bằng ven biển là Amaravati (Quảng Nam), Vijaya (Bình Định), Kauthara (Nha Trang) và Paduranaga (Phan Rang). Sự liên kết giữa hai thị tộc Can và Dừa dẫn đến một Nhà nước phong kiến theo Ấn Độ giáo đầy mâu thuẫn và hiếu chiến.
Người Champa ẩn chứa trong mình năng lực sáng tạo dồi dào, cũng mạnh mẽ như khát vọng chiến tranh của họ. Từ thế kỷ 2 là thời sơ khai của vương quốc mà người...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm hiểu Điêu khắc Champa
Điêu khắc Champa
Vương quốc Champa hình thành ở Nam Trung Bộ, chia
thành một số khu vực tự nhiên ứng với các dải đồng bằng ven
biển là Amaravati (Quảng Nam), Vijaya (Bình Định),
Kauthara (Nha Trang) và Paduranaga (Phan Rang). Sự liên
kết giữa hai thị tộc Can và Dừa dẫn đến một Nhà nước phong
kiến theo Ấn Độ giáo đầy mâu thuẫn và hiếu chiến.
Người Champa ẩn chứa trong mình năng lực sáng tạo dồi
dào, cũng mạnh mẽ như khát vọng chiến tranh của họ. Từ thế
kỷ 2 là thời sơ khai của vương quốc mà người Trung Hoa gọi
là Lâm Ấp.
Nhưng phải đợi đến thế kỷ 7 – 8 nghệ thuật kiến trúc và điêu
khắc Champa mới trở nên rực rỡ cùng phong trào Phật giáo
hoá và Ấn Độ giáo lan rộng khắp Đông Nam Á.
Tháp Champa xây bằng gạch không vữa, thường có một
cổng, một tháp phụ có mái hình con thuyền, một tháp chính ở
trung tâm khối vuốt lên cao nở ra ở nhiều góc và các múi
vòm. Trên đó thường gắn các phù điêu chạm khắc hình thần
Siva hay các tiên nữ Apsara. Cửa chính quay về phía Nam
hoặc Đông Nam.
Trong lòng tháp đặt biểu tượng thờ Linga và Yoni (dương vật
và âm vật). Điêu khắc tượng tròn được bố trí hài hoà với
xung quanh kiến trúc và tuỳ theo chức năng tháp mà đục đẽo
các tượng thần. Người ta thường chia nghệ thuật Champa làm
sáu giai đoạn chính: 1. Mỹ Sơn E1 (nửa đầu thế kỷ 8); 2. Hoà
Lai (nửa đầu thế kỷ 9); 3. Đồng Dương (cuối thế kỷ 9); 4. Trà
Kiệu (cuối thế kỷ 9 đầu thế kỷ 10); 5. Tháp Mẫm (thế kỷ 12 –
13); 6. Poklaung Gialai (cuối thế kỷ 13, 14 đến 16).
Tục thờ Linga và Yoni có nguồn gốc từ các tộc người ở lưu
vực sông Indus thuộc chủng tộc Sumerian và Dravidian. Tín
ngưỡng của họ gắn liền với thần thoại về thần Mẹ và sự thờ
cúng âm lực, coi âm vật của đàn bà là nguốn gốc của mọi sự
sáng tạo. Bên cạnh thần Mẹ còn có thần Nam, biểu hiện bằng
phiến đá hình dương vật.
-Linga hình khối trụ tròn: Tiêu biểu là các Linga trên Yoni ở
tháp Hoà Lai, Linga trên Yoni ở tháp Pônagar (tháp giữa),
Linga trên Yoni ở tháp B1 Mỹ Sơn, Linga Chánh Lộ, Linga ở
Bằng An….
-Loại hình khối, trang trí hình cánh sen: Linga ở Thủ Thiện,
vòng quanh phía dưới Linga trang trí hình cánh sen cách
điệu.
-Loại Linga chỉ là một khối bốn cạnh: Phần dưới nhỏ, phần
trên teo dần và chụm lại, giống như hình búp sen (Linga ở
phía bắc tháp Pôrômê, có người cho là tượng Kút).
-Loại Linga gồm có hai phần: Loại phần đầu là hình khối
tròn, phần dưới là khối vuông, đó là Linga ở các tháp phía tây
của nhóm đền Pônagar.
-Loại Linga gồm hai phần: phần trên là khối trụ tròn, phần
dưới là khối bát giác (loại này có ý kiến cho rằng thực ra nó
có ba phần, phần khối vuông dưới cùng đã ngập vào trong
Yoni).
-Loại Linga có ba phần rõ rệt: Phần trên là khối hình trụ tròn,
phần giữa là khối bát giác, phần cuối cùng gắn với Yoni là
khối vuông. Loại này khá phổ biến ở Champa như Linga ở
Bình Định, Linga ở Mỹ Sơn, ở Trà Kiệu, Linga ở Linh Thái.
Nhưng trong điêu khắc đá Champa không thấy phổ biến loại
Mu kha-Linga (dạng Linga có khuôn mặt thần Siva), chỉ có
hai trường hợp là Linga trên Yoni ở trong lòng tháp chính Pô
klông Garai (Phan Rang) và tháp Pô Sanư (Phan Thiết).
Năm 1470 Lê Thánh Tông dứt điểm bình định phương Nam,
sau đó là công cuộc Nam tiến của các Chúa Nguyễn, nền
nghệ thuật Champa và Phù Nam – Chân Lạp chỉ còn lại các
di sản đặc sắc với một quá khứ huy hoàng.